Làm ù trong kiểm tra thính lực, tất cả những điều bạn có thể chưa biết

Hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều lo lắng và tự hỏi khi nhắc đến làm ù trong đo thính lực “Liệu tôi có làm đúng không, nó có hiệu quả không?”
Để hiểu được nó, trước tiên chúng ta phải hiểu về nó và lí do phía sau của việc làm ù trong đo thính lực. Chúng ta cũng phải đề cập đến một số khái niệm liên quan như sự suy giảm bên trong tai (IA-interaural attenuation) và hiệu ứng bịt kín tai (OE-occlusion effect). Bạn có thể đã biết về chúng, nhưng hãy xem thử liệu chúng ta có thể làm sáng tỏ thêm một chút về cách chúng làm việc với nhau.

Làm ù trong đo thính lực là gì và tại sao chúng lại cần thiết?

Trong quá trình kiểm tra, tai không kiểm tra có thể nghe thấy âm thanh được phát ra ở tai được kiểm tra, chúng ta gọi đó là giao thoa âm thanh.
Sự giao thoa âm thanh xảy ra khi tín hiệu dẫn truyền đường khí đủ lớn để làm rung hộp sọ, âm thanh đi qua đường xương và bệnh nhân có thể nghe thấy âm thanh ở tai không kiểm tra. Bởi vì hộp sọ là khối đồng nhất nên những rung động này kích thích sự chuyển động của chất lỏng trong ốc tai tai kiểm tra và tai không kiểm tra. Âm thanh được tạo ra từ tai nghe nhét tai chỉ có thể gây ra rung ở phần sâu hơn của ống tai. Vì vậy âm thanh phát từ tai nghe nhét tai cần có cường độ lớn hơn để tạo ra sự giao thoa âm thanh. Trong khi các loại tai nghe Supra-aural hoặc Circum-aural có tiếp xúc với đầu nên dễ làm rung hơn và ảnh hưởng đến kiểm tra cũng như dụng cụ trợ thính theo sau. Tóm tại tai nghe Supra-aural/Circum-aural tạo ra giao thoa âm thanh ở cường độ thấp hơn so với tai nghe nhét tai.
Nếu âm thanh giao thoa xuất hiện, bác sĩ sẽ cần phải tách biệt tai kiểm tra khỏi tai không kiểm tra, để làm điều này chúng ta cần sử dụng làm ù (masking).
Làm ù trong đo thính lực là tạo ra tiếng ồn trắng trong tai không kiểm tra để ngăn nó nghe được âm thanh giao thoa từ tai kiểm tra. Nó giúp tìm được ngưỡng nghe đúng của tai kiểm tra và đảm bảo không có sự hỗ trợ từ tai không kiểm tra.

Sự suy giảm bên trong tai (IA)

Số lượng tiếng ồn làm ù cần thiết phụ thuộc vào số tín hiệu có thể giao thoa.
Đến một mức độ nhất định, sự suy giảm bên trong tai (IA) làm giảm âm thanh giao thoa. IA là cường độ âm thanh giảm/suy giảm khi đi qua từ tai kiểm tra sang tai không kiểm tra. Các giá trị IA trung bình đã biết thì có sẵn trong tai nghe nhét tai và tai nghe Supra-aural/Circum-aural.
Kết quả nghiên cứu từ Chaiklin (1967), Killion, Wilber & Gundmundson (1985) và Sklare & Denenberg (1987) trên tai nghe Supra-aural/Circum-aural đã tìm ra giá trị IA trung bình ngang qua tất cả các tần số cho dẫn truyền đường khí là trong khoảng 60dB. Tuy nhiên, trên lâm sàng để đảm bảo an toàn thường sử dụng IA ở mức 40dB, nó là mức IA thấp nhất được tìm thấy.
lam u trong kiem tra thinh luc tat ca nhung dieu ban co the chua biet 3
Đối với tai nghe nhét tai, kết quả từ Killion và các cộng sự (1985), Konig (1962) và Sklare & Denenberg (1987) đã tìm ra giá trị IA trung bình trong khoảng 80dB với mức IA tối thiểu là 70dB. Vì vậy, bác sĩ có thể sử dụng mức 70dB làm ù tuy nhiên hầu hết để an toàn hơn các bác sĩ thường sử dụng IA ở mức 60dB
lam u trong kiem tra thinh luc tat ca nhung dieu ban co the chua biet 2
Hộp sọ người lớn đồng nhất tại đường khớp sọ, nếu bất kì phần nào của xương đầu rung (VD xương chũm), những rung động bằng nhau sẽ truyền qua xương đầu và cả 2 ốc tai. Điều này có nghĩa hầu như không có IA (> 10dB) trong kiểm tra theo đường xương (BC). Giả định an toàn nhất là không có sự suy giảm bên trong tai, có nghĩa “toàn bộ” cường độ sẽ đi tới tai không được kiểm tra.
lam u trong kiem tra thinh luc tat ca nhung dieu ban co the chua biet 1
Hầu hết các bệnh nhân sẽ không trải qua giao thoa âm thanh ở mức độ trên. Tuy nhiên, không thể giả sử giá trị suy giảm của bệnh nhân mà không tính toán từng giá trị IA riêng lẻ của bệnh nhân đó. Do đó chúng tôi sử dụng làm ù dựa trên các giá trị IA thường được xác nhận khi có âm thanh giao thoa

Hiệu ứng bịt kín tai (OE)

Hiệu ứng bịt kín tai là sự tăng cường tín hiệu âm thanh theo dẫn truyền đường xương do bị kẹt hoặc bịt kín ống tai. Một ống tai bị bịt kín giữ năng lượng tín hiệu theo BC, dẫn tới tăng mức độ áp lực âm thanh chuyển tới màng nhĩ và tai trong. Nó có thể cải thiện ngưỡng nghe BC và đưa ra kết quả kiểm tra sai.
Vì vậy, làm ù BC yêu cầu một hệ số hiệu chỉnh cho OE do tai nghe làm ù trong tai không kiểm tra. Hệ số hiệu chỉnh làm tăng mức làm ù bình thường để bù lại áp lực âm thanh được truyền qua ốc tai và áp dụng cho các tần số 250Hz, 500Hz và 1000Hz.

Làm ù bằng hiệu ứng bịt kín tai

Làm ù bằng hiệu ứng bịt kín tai dựa vào dùng cái gì bịt kín tai (tai nghe nhét tai hay tai nghe Supra-aural/Circum-aural). Nhiều nghiên cứu đề xuất giá trị hiệu chỉnh OE khác nhau, khi sử dụng tai nghe nhét tai Dean & Martin (2000) để xuất các giá trị 9dB cho 250Hz, 7dB cho 500Hz và 0dB ở 1000Hz. Giá trị OE khi sử dụng tai nghe nhét vào sâu thì thấp, tai nghe nằm trong ống tai càng sâu thì vùng cộng hưởng còn lại càng nhỏ. Đây là lý do tại sao nhét sâu là điều quyết định với các giá trị OE được để cập ở trên.
Khi sử dụng tai nghe Supra-aural/Circum-aural, Goldstein & Newman (1994) đề xuất giá trị hiệu chỉnh 15dB cho cả 2 tần số 250Hz và 500Hz, 10dB tại 1000Hz. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có ít sự khác nhau của OE giữa trán hoặc xương chũm (vị trí đặt BC) nhưng ít hơn đáng kể đối với tai nghe chèn tai.
Dưới đây là một phương pháp bạn có thể sử dụng để tính toán giá trị OE cụ thể cho mỗi bệnh nhân, cho dù sử dụng tai nghe chèn tai hoặc tai nghe Supra-aural/Circum-aural. Điều này làm mất thời gian lâm sàng.
Tính toán giá trị làm ù bằng OE:

  • Bước 1: Đặt dụng làm rung xương vào vị trí thích hợp (xương chũm hoặc trán)
  • Bước 2: Đo lường ngưỡng nghe BC của bệnh nhân ở các tần số 250Hz, 500Hz và 1000Hz không có bịt tai
  • Bước 3: Đo lường ngưỡng nghe BC của bệnh nhân với bịt tai (hoặc bịt tai phía tai không kiểm tra) sử dụng tai nghe nhét tai hoặc Supra-aural/Circum-aural.
  • Bước 4: Trừ kết quả ngưỡng nghe BC khi có bịt tai với không có bịt lai ta được giá trị OE của bệnh nhân
  • Bước 5: Thêm OE của 250Hz, 500Hz và 1000Hz vào tổng giá trị làm ù của tiếng ồn trong tai không kiểm tra

Khi nào cần phải làm ù và mức độ như thế nào?

Kiểm tra dẫn truyền đường khí

Trong kiểm tra dẫn truyền đường khí (AC), điều cần quan tâm chính là độ lớn của âm thuần dẫn truyền theo đường khí có thể tạo ra âm rung xương và nghe được trong tai không kiểm tra. Sinh lý của mỗi bệnh nhân là khác nhau vì vậy không phải tất cả mỗi người đều trải qua giao thoa âm thanh ở cùng một mức cường độ.
Khi nào làm ù
Một quy tắc chung là so sánh ngưỡng nghe dẫn truyền đường khí của tai kiểm tra với dẫn truyền theo đường xương của tai không kiểm tra.
Khi sử dụng tai nghe Supra-aural, nếu có sự khác nhau giữa ngưỡng nghe BC của tai không kiểm tra và ngưỡng nghe AC của tai kiểm tra là 40dB hoặc hơn thì bạn nên làm ù. Đối với tai nghe nhét tai, khoảng khác nhau là 60dB hoặc nhiều hơn.
Công thức xác định cần làm ù:
Ngưỡng nghe AC (tai kiểm tra) – IA (40dB hoặc 60dB) ≥ Ngưỡng nghe BC (tai không kiểm tra)
Thông thường, các chuyên gia thính học xác định khi nào cần làm ù bằng cách so sánh ngưỡng nghe AC của tai kiểm tra và tai không kiểm tra. Đó là nguyên nhân nhiều chuyên gia thính lực thường nhận được ngưỡng nghe AC trước khi đo và nhận được ngưỡng nghe BC. Một quyết định sơ bộ có thể được đưa ra về sự cần thiết phải làm ù bằng cách so sánh AC của hai tai (Katz, 2014)
Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhớ là thính giác chéo xảy ra chủ yếu thông qua cơ chế của BC. Do đó, có thể cần phải đánh giá lại các ngưỡng nghe BC không được làm ù để xác định sự cần thiết làm ù tai không kiểm tra trong khi kiểm tra AC. Trên lâm sàng, có thể không thấy sự cần thiết làm ù bằng cách so sánh ngưỡng nghe AC từ hai tai của bệnh nhân, tuy nhiên một khi thu được ngưỡng nghe BC không được làm ù, làm ù tai đối diện có thể được yêu cầu dựa trên công thức được nêu ở trên.
Nếu bạn sử dụng tai nghe nhét tai cho AC thì có khả năng ít cần phải làm ù.

Nên làm ù bao nhiêu

Đối với AC, để làm ù tai không kiểm tra thêm 10dB HL vào ngưỡng nghe AC ở tai không kiểm tra (AC tai không kiểm tra + 10dB HL), đó là mức bạn có thể bắt đầu làm ù hiệu quả.

Kiểm tra dẫn truyền theo đường xương (BC)

Bạn có thể quyết định rằng nếu IA cho BC là ~0dB thì phải luôn luôn làm ù, hầu hết các chuyên gia thính lực đồng ý và luôn làm ù khi kiểm tra BC. Ngay cả ANSI (2004) cho rằng làm ù đã hoặc luôn luôn được sử dụng trong quá trình kiểm tra BC. Hiệp hội Thính học Anh (2012) tiếp tục ủng hộ việc luôn luôn làm ù khi kiểm tra BC bằng cách tuyên bố rằng “ Không có làm ù [khi kiểm tra BC] thì không thể xác định tai nào đáp ứng với BC… Khi kiểm tra không có làm ù, ngưỡng nghe có thể cao hơn 5dB do sự kích thích tới 2 tai”
Khi làm ù tai không kiểm tra, việc nghe trở nên hơi khó khăn và dẫn đến ngưỡng nghe của tai kiểm tra tăng cao so với không làm ù ở tai không kiểm tra.
Được biết đến làm ù là chính – tác dụng phụ của tiếng ồn làm ù tai không kiểm tra ở gần mức ngưỡng nghe thường làm tăng 5dB ngưỡng nghe. Nếu bạn không làm ù, ngưỡng nghe có thể sẽ tốt hơn 5dB và xuất hiện những khoảng trống không khí-xương nhỏ.

Vì vậy, khi nào bạn nên làm ù cho BC?

Từ sự suy giảm bên trong tai với quá trình dẫn truyền đường xương là ~0dB, cường độ tại mỗi ốc tai là bằng nhau. Ốc tai nghe tốt hơn sẽ thu nhận âm thanh, không cần phải làm ù nếu kết quả kiểm tra BC loại trừ được thành phần dẫn truyền (VD không có khoảng trống không khí-xương). Nếu có khoảng trống không khí-xương chúng ta nên làm ù để xác định xem chúng có phải là khoảng trống không khí-xương “thật” và liệu chúng là một bên hay hai bên.
Nếu có khoảng trống không khí-xương nhiều hơn 10dB trong tai kiểm tra thì cần phải làm ù
Công thức xác định khi nào cần làm ù
Khoảng trống không khí-xương trong tai kiểm tra ≥ 10dB

Mức làm ù cần thiết là bao nhiêu?

Đối với BC, để làm ù ở tai không kiểm tra, thêm 10dB HL vào ngưỡng nghe AC ở tai không kiểm tra và thêm OE (AC ở tai không kiểm tra + 10dB HL + OE). Đó là mức độ bạn có thể bắt đầu làm ù.
Chiến lược làm ù
Có vài kĩ thuật làm ù hoặc phương pháp tương tự nhưng phổ biến nhất là phương pháp Plateau. Trong phương pháp này, công thức trên xác định mức bắt đầu làm ù cho BC và AC. Mức decibel bắt đầu của tai kiểm tra sẽ là ngưỡng nghe của tai kiểm tra không được làm ù mà bạn ghi lại.

  • Bước 1: Xác định mức bắt đầu
  • Bước 2: Phát tiếng ồn làm ù trong tai không kiểm tra đồng thời phát tín hiệu kiểm tra vào tai còn lại
  • Bước 3: Tăng tiếng ồn làm ù trong tai không kiểm tra 3 mức, mỗi mức 5dB (+5dB, +5dB, +5dB)
  • Bước 4: Nếu vẫn còn nghe được âm thanh sau khi tăng mức làm ù lên 3 lần thì đó là ngưỡng nghe của bạn
  • Bước 5: Nhận được 3 phản hồi liên tiếp đối với 3 bước tăng

Làm ù quá mức
Một vấn đề chung khi làm ù trong đo thính lực là khi bạn không thể ổn định làm ù. Được biết như việc làm ù quá mức, điều này xảy ra khi mất thính lực dẫn truyền ở cả 2 tai từ trung bình tới nghiêm trọng. Trong trường hợp này, cường độ tiếng ồn làm ù được phát trong tai không kiểm tra đi qua tai kiểm tra và làm nâng cao ngưỡng nghe. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục làm ù mà không đạt được ổn định.
Một cách giải quyết đơn giản cho tình huống làm ù này trong đo thính lực là sử dụng tai nghe nhét tai. Tăng thêm sự suy giảm bên trong tai so với bên đối diện và giảm sự cần thiết làm ù ở vị trí đầu tiên.
Nếu bạn vẫn không thể xác định được ngưỡng nghe chính xác do làm ù quá mức, cách tốt nhất là ghi lại ngưỡng nghe không làm ù trên thính lực đồ với chú thích “không thể làm ù”

KUDUwave – Làm ù hiệu quả và đơn giản

Chính sách làm ù của KUDUwave giúp tiết kiệm thời gian của bác sĩ để xác định ngưỡng làm ù chính xác. Có thể làm ù thủ công hoặc tự động cho BC với hiệu ứng bịt kín tai tự động còn làm ù AC là thủ công, cho phép bạn sử dụng bất kì quá trình làm ù nào mà bạn tin rằng mang lại kết quả tốt nhất (chúng tôi đề xuất phương pháp làm ù plateau nêu trên). Cần phải cân nhắc khi cần đo thính lực di động mà không có nó, chất lượng kết quả của những kiểm tra thực hiện từ xa là điều quan trọng.
Kết hợp với tai nghe nhét tai, sử dụng cách làm ù dễ hiểu và nhanh chóng là một tính năng khác giúp KUDUwave có thể tách biệt và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân, kiểm soát nhiễm trùng, giảm tiếng ồn xung quanh,…

  Biên dịch: Hồng Thắm
Nguồn: KUDUwave