Phép đo phế dung – 25 điều cần biết!

Phép đo phế dung hay “Phép đo dung tích phổi”  (gọi tắt là Đo phế dung)một bài kiểm tra đơn giản được sử dụng để đo lượng không khí mà mỗi cá nhân có thể thở.

Việc này giúp kiểm tra hoạt động của phổi chính xác, mà mọi người nên làm thường xuyên, giống như bảo trì xe hơi vậy.

Chỉ số này cũng quan trọng như nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, huyết áp và tần số thở.

THAM KHẢO MÁY ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP MIR - ITALY

Phép đo phế dung - 27 điều cần biết!

Đo phế dung, đơn giản nhưng là bài kiểm tra cần thiết

Người thực hiện đo phế dung phải hít thật sâu và ngay lập tức thở ra càng nhanh càng tốt vào ống ngậm của một dụng cụ nhỏ, được gọi là máy đo chức năng hô hấp, giống như khi họ thổi nến của một chiếc bánh sinh nhật.

Đo phế dung, đơn giản nhưng là bài kiểm tra cần thiết

Đường cong Lưu lượng/Thể tích = Dấu ấn kỹ thuật số về phổi của mọi người.

Kết quả kiểm tra tạo ra một đồ thị có đường cong “giống như cánh buồm” có tên là Đường cong Lưu lượng/Thể tích biểu thị vận tốc thở ra so với thể tích khí thở ra.

Đường cong này được so sánh với đường chuẩn lý thuyết, thu được từ các giá trị đo được trong một quần thể các đối tượng khỏe mạnh có cân nặng, chiều cao, dân tộc, giới tính và tuổi tác như nhau.

Do đó, đường cong Lưu lượng/Thể tích này giống như một “dấu vân tay” duy nhất của lá phổi mỗi người, cung cấp một đánh giá thực tế và “tương lai” đơn giản, chính xác và có tính dự đoán cao về chức năng phổi của chúng ta.

Đường cong Lưu lượng/Thể tích = Dấu ấn kỹ thuật số về phổi của mọi người.

Tuổi của phổi cho chúng ta biết phổi của một người “già đi” như thế nào

Thử nghiệm cũng cung cấp các phép đo đơn giản, được so sánh với mức bình thường lý thuyết của dân số có cùng đặc điểm, cho biết “tuổi phổi” của một đối tượng.

Tuổi của phổi là một cách làm cho kết quả đo phế dung kế dễ hiểu hơn, bằng cách chỉ ra mức độ “tuổi” của phổi liên quan đến tuổi của một cá nhân.

Nói một cách đơn giản, ở một đối tượng khỏe mạnh bình thường, tuổi phổi tương ứng với tuổi thật.

Mặt khác, ở một người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (hút thuốc, sống ở những nơi bị ô nhiễm không khí…) hoặc đã mắc các bệnh về phổi, tuổi của phổi sẽ cao hơn rất nhiều so với tuổi thật, phổi càng bị tổn thương nhiều hơn

Tuổi của phổi cho chúng ta biết phổi của một người “già đi” như thế nào

Sử dụng tuổi phổi như một kho tư liệu khổng lồ để cung cấp thông tin tốt hơn cho bệnh nhân

Tuổi phổi trong nhiều năm đã là công cụ hiệu quả nhất trong việc khuyến khích mọi người ngừng hút thuốc, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi bởi các bác sĩ đa khoa (GP).

Đối với nhiều người bị hen suyễn hoặc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) đang điều trị bằng phương pháp hít thở, sự thu hẹp tuổi của phổi gần với tuổi thật cho thấy những phục hồi và là động lực chính để tiếp tục điều trị!

Sử dụng tuổi phổi như một kho dữ liệu khổng lồ để cung cấp thông tin tốt hơn cho bệnh nhân

Khả năng dự đoán của phép đo phế dung so với các xét nghiệm chẩn đoán khác

Đo phế dung cũng có một sức mạnh chẩn đoán/tiên đoán đáng kinh ngạc. Ví dụ, khi hầu hết các bài kiểm tra như chụp X-quang phổi cho kết quả vẫn bình thường, phép đo phế dung đã cho thấy một số thay đổi nhỏ (đường viền, tắc nghẽn nhẹ) ở những đối tượng mắc COPD không có triệu chứng hoặc những người chỉ có các triệu chứng không đặc hiệu như ho hoặc khạc đờm.

Khả năng dự đoán của phép đo phế dung so với các xét nghiệm chẩn đoán khác

Sức mạnh dự đoán của phép đo phế dung với các triệu chứng lâm sàng

Phép đo phế dung có thể dự báo chẩn đoán COPD ít nhất 5-10 năm liên quan đến các triệu chứng như khó thở xuất hiện, mà như đã biết đó là biểu hiện rõ ràng khi tổn thương phổi đã ở giai đoạn chuyển nặng với chức năng hô hấp bị tổn thương không thể phục hồi và ở nguy cơ phải dùng đến liệu pháp oxy.

Sức mạnh dự đoán của phép đo phế dung với các triệu chứng

Khả năng dự đoán của phép đo phế dung với các bệnh về phổi

Khả năng tiên đoán của phép đo phế dung không chỉ là dự đoán chẩn đoán một số bệnh đường hô hấp.

Mối quan hệ giữa hút thuốc và suy giảm chức năng hô hấp đã được biết đến trong 50 năm qua. Bằng việc thực hiện kiểm tra phế dung kế định kỳ, qua nhiều năm, chúng ta có thể dự đoán mức độ tổn thương phổi mà một người hút thuốc phải đối mặt và ảnh hưởng của nó đến tuổi thọ của họ.

Biểu đồ bên dưới cho thấy một khái niệm cốt yếu khác: Tại bất kỳ thời điểm nào một người ngừng hút thuốc, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của họ sẽ được cải thiện!

Khả năng dự đoán của phép đo phế dung với bệnh lý phổi

Khả năng dự đoán của phép đo phế dung với bệnh tim và các bệnh khác

Khả năng tiên đoán của phép đo phế dung cũng mở rộng đến các vấn đề không liên quan đến chức năng hô hấp! 

Cha đẻ của máy đo phế dung [hay người phát minh ra máy đo chức năng hô hấp], John Hutchinson, vào năm 1846, đã cố ý gọi “Vital Capacity” (dung tích phổi sống) là một trong những thước đo của phép đo dung tích phổi, bởi nó liên quan đến sự sống còn của mỗi người. 

Các nghiên cứu gần đây hơn như “Điều tra Framingham” đã xác nhận rằng một người bị suy giảm dung tích phổi sống có nhiều khả năng tử vong sớm hơn do các nguyên nhân không thuộc phổi

Ngay cả khi điều đó có vẻ khó tin, phương pháp đo phế dung vẫn vượt trội hơn so với ECG (đo điện tim) trong việc dự đoán một cái chết do tim (cơn nhồi máu cơ tim).

Khả năng dự đoán của phép đo phế dung với bệnh tim và các bệnh khác

Đo phế dung là chìa khóa quan trọng trong quản lý bệnh hen suyễn

Phép đo dung tích phổi có những tiềm năng khác ngoài khả năng chẩn đoán/tiên đoán. Vào năm 1999, trong một trong những bài viết bất hủ của mình “SPIROMETRY IS KEY IN ASTHMA MANAGEMENT” (Phép đo dung tích phổi là chìa khóa quan trọng trong quản lý bệnh hen suyễn), Tom Petty đã tái khởi động vai trò của việc đo phế dung trong việc quản lý các bệnh hô hấp như hen suyễn.

Vì cần đo đường huyết, huyết áp và điện tâm đồ để kê đơn thuốc trị đái tháo đường, hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim, do đó cần thiết phải đo phế dung để kê đơn thuốc giãn phế quản.

Đo phế dung là chìa khóa quan trọng trong quản lý bệnh hen suyễn

Đo phế dung là cơ sở trong quản lý tự chủ

Tom Petty cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng hệ thống đo phế dung rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của các bệnh hô hấp, hiệu quả của liệu pháp và kết quả lâm sàng.

Tóm lại, ông đã làm sáng tỏ khái niệm theo dõi chức năng để xác định tình trạng sức khỏe và hiệu quả điều trị theo thời gian tích hợp nó với việc quản lý, tức là tiếp cận một cách tổng quan đối với căn bệnh, nhằm cải thiện kết quả và chất lượng điều trị, nhưng giúp giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Sự tiến bộ về công nghệ làm cho các máy đo chức năng hô hấp ngày càng chính xác, nhỏ gọn và giá cả phải chăng: Điều này mang đến khả năng “chủ động đo lường”, tức là khả năng tự đo lường tại bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, từ đó dẫn đến “quản lý tự chủ” của các bệnh đường hô hấp mãn tính.

Tom Petty đã tóm tắt những khái niệm này trong tuyên bố của mình “KHÔNG MỘT AI CÓ THỂ QUẢN LÝ BỆNH HEN SUYỄN ĐÚNG CÁCH NẾU KHÔNG CÓ MÁY ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP”

Đo phế dung là cơ sở trong quản lý tự chủ

Đo nhịp thở cũng quan trọng như đo nhiệt độ cơ thể

Đo dung tích phổi không phải là một xét nghiệm y tế chỉ bắt buộc đối với những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp mãn tính. Ít ai biết rằng, các bệnh do vi rút đường hô hấp thông thường (cảm cúm, viêm phế quản) có thể làm giảm 20% chức năng hô hấp ở 60% người khỏe mạnh.

Ngay cả một số người không bị hen suyễn cũng có thể bị các cơn co thắt phế quản, nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành viêm phế quản mãn tính tương tự như bệnh hen suyễn.

Trong bất kỳ trường hợp nào sau khi bị cúm, quá trình phục hồi hoàn toàn chức năng hô hấp kéo dài 2-4 tháng, thỉnh thoảng kéo dài cả năm. Theo đó, sau việc cấp cứu và đo thân nhiệt, nên thực hiện đo phế dung!

Đo nhịp thở cũng quan trọng như đo nhiệt độ cơ thể

Một lưu lượng kế dùng một lần: Đừng bao giờ thiếu 1 chiếc trong túi của bạn

Sự phát triển công nghệ không chỉ dẫn đến các công cụ nhỏ hơn và chính xác hơn. Lưu lượng kế dùng một lần (ống thổi máy đo hô hấp dùng 1 lần) đã xuất hiện trong vài năm trở lại đây, đảm bảo độ chính xác và sự vệ sinh tối đa.

Không còn cần thiết phải sử dụng các bộ lọc kháng khuẩn cồng kềnh của bác sĩ để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Còn tại nhà, mọi người đều có thể đo nhịp thở của mình một cách an toàn, mỗi người có máy đo riêng giống như bàn chải đánh răng của riêng họ!

Một lưu lượng kế dùng một lần: Đừng bao giờ thiếu 1 chiếc trong túi của bạn

Không chỉ hen suyễn và COPD: các bệnh tự miễn dịch với phổi

Nhưng phổi không bị bệnh chỉ khi mắc COPD và hen suyễn! Phép đo phế dung có vai trò then chốt trong chẩn đoán và theo dõi bệnh xơ phổi, bệnh mô kẽ phổi, bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường.

Không chỉ hen suyễn và COPD: các bệnh tự miễn dịch và phổi

Và thật không may, nó không dừng lại ở đây. Nhiều căn bệnh khiến cơ thể trở nên mất đề kháng và đôi khi gây tử vong khi chúng xâm nhập vào phổi. Một ví dụ của các bệnh tự miễn như bệnh xơ cứng bì là nguyên nhân gây cứng da.

Nhưng những vấn đề nghiêm trọng phát sinh nếu phổi bắt đầu “cứng” (xơ hóa phổi). Trong trường hợp này, phép đo phế dung cho phép theo dõi tiến triển của bệnh, thấy trước các biến chứng và tránh lặp lại quá nhiều các xét nghiệm xâm lấn như Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

phep do phe dung 15

Không chỉ hen suyễn và COPD: các bệnh thần kinh cơ với phổi

Các bệnh thần kinh cơ, cả thần kinh và thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, ALS và bệnh nhược cơ, cũng gây nên khuyết tật nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong, khi chúng liên quan đến các cơ hô hấp.

Nơi liên kết của các cơ ở chân và cánh tay dẫn đến suy giảm thể chất cần thiết sử dụng đến xe lăn và xe tập đi, điều đó nếu diễn ra ở cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp.

Hai thông số đo phế dung – dung tích phổi sống và lưu lượng đỉnh (FVC và PEF) – có thể được coi là “dấu chỉ sinh học” cho các biến chứng hô hấp của các bệnh thần kinh cơ.

Dung tích phổi sống cho phép theo dõi sự giảm dần thể tích phổi và sự suy yếu của cơ hoành. Lưu lượng đỉnh thở ra là một chỉ số tuyệt vời cho thấy sự tham gia của cơ hô hấp và cơ chế ho bị suy yếu dẫn đến sự khởi phát của bệnh viêm phổi.

Không chỉ hen suyễn và COPD: các bệnh thần kinh cơ và phổi

Các mẫu hình dung tích phổi

Các quá trình bệnh lý có thể ảnh hưởng đến phế quản (viêm phế quản mãn tính hoặc hen phế quản) gây ra một khiếm khuyết còn được gọi là “tắc nghẽn”, tức là luồng không khí thở ra hạn chế (hoặc làm rỗng phổi).

Những căn bệnh khác làm giảm “tính đàn hồi” của toàn bộ phổi (chẳng hạn như xơ phổi), gây co nhỏ hoặc “quá trình thu nhỏ” của phổi với “tổn thương hạn chế”, tức là sức chứa (không khí) của phổi bị giới hạn. Đôi khi tổn thương hạn chế có thể xảy ra do sự thay đổi độ đàn hồi của khung xương sườn (như trong các bệnh thần kinh cơ).

Các mẫu hình dung tích phổi

Hiểu về phổi của bạn chỉ với 3 thông số

Ba thông số cơ bản của phép đo phế dung gồm: Dung tích phổi sống (gắng sức và chậm), lưu lượng FEV1 và lưu lượng đỉnh (PEF).

Dung tích phổi sống (CV – Vital Capacity) đo thể tích không khí có thể thở ra từ phổi chứa đầy không khí.

Lưu lượng FEV1 đại diện cho thể tích khí thở tối đa mà một người có thể thở ra trong giây đầu tiên: tham số này cũng bao hàm “khái niệm về dung tích phổi sống theo thời gian” hoặc “khái niệm về lưu lượng”.

Lưu lượng đỉnh (PEF – The peak expiratory flow) biểu thị tốc độ thở ra tối đa mà tại đó một người có thể tống không khí ra khỏi phổi sau khi hít vào đầy đủ.

Thông thường, một người lớn khỏe mạnh có thể thở ra ít nhất 75-80% dung tích phổi sống Gắng sức (FVC) hoặc Chậm (VC) của họ. Khái niệm này được thể hiện rõ ràng bởi chỉ số FEV1/FVC% phải đạt ít nhất 75-80%.

Như đã nêu ở trên, phép đo FEV1, FVC và PEF cho phép theo dõi một đường cong cụ thể được gọi là “Đường cong lưu lượng/thể tích” liên quan đến tốc độ thở ra (lưu lượng thở ra) với thể tích khí thở ra.

Ba thông số cơ bản của phép đo phế dung

Phân tích nhanh của đường cong Lưu lượng/Thể tích

Khi được so sánh với đường cong chuẩn trên lý thuyết, đường cong Lưu lượng/Thể tích ngay lập tức cho biết liệu một cá nhân có khỏe mạnh không hoặc có khuyết tật hô hấp tắc nghẽn hoặc bị hạn chế hay không, đồng thời cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của nó (phân tích định tính).

Việc phân tích ba thông số (FEV1, FVC và PEF) và của chỉ số FEV1/FVC liên quan đến các giá trị lý thuyết (kỳ vọng) cung cấp thông tin định lượng về tình trạng hiện tại của phổi, về tuổi của phổi, về tuổi thọ.

Ngoài ra, nó cho phép xác định và định lượng (phân tích định lượng) một khuyết tật hô hấp: tắc nghẽn, hạn chế hoặc hỗn hợp (sự hiện diện của cả hai khuyết tật).

Rối loạn thông khí tắc nghẽn

Như đã đề cập, một số bệnh lý gây ra tắc nghẽn thiếu hụt, tức là
khó khăn của một cá nhân để làm trống phổi của mình một cách tốt và nhanh chóng. Người đó không còn có thể làm trống 75-80% phổi trong thời gian
giây đầu tiên thở ra nhanh như ở người khỏe mạnh.

Khuyết tật này được xác định bằng phép đo phế dung nếu chỉ số FEV1/FVC% thấp hơn giá trị bình thường tối thiểu (LLN). Khi tỷ lệ EV1/FVC% thấp hơn 70%, đây là một tiêu chí thay thế cho LLN để xác định tắc nghẽn.

Hiện tại, các hướng dẫn phân tích phế dung kế ưu tiên tiêu chí tắc nghẽn FEV1/ dung tích phổi sống (VC) <LLN, trong khi hướng dẫn COPD GOLD sử dụng FEV1/ dung tích phổi sống (VC) <70% sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
Khi sự hiện diện của vật cản đã được xác định, mức độ nghiêm trọng của nó sẽ được xác minh trên cơ sở mức độ giảm FEV1 so với giá trị lý thuyết kỳ vọng.

THAM KHẢO MÁY ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP MIR - ITALY

Rối loạn thông khí hạn chế

Các căn bệnh “hạn chế” gây ra khiếm khuyết trong việc lấp đầy phổi do sự giảm sút của chúng. Nó có thể được xác định nếu dung tích phổi sống (VC) <LLN hoặc <85% giá trị lý thuyết kỳ vọng. Cần có các xét nghiệm khẳng định thêm như phân tích toàn bộ chức năng hô hấp và chụp CT ngực. Mức độ nghiêm trọng của hạn chế được xác minh trên cơ sở mức độ suy giảm dung tích phổi sống (VC) so với giá trị lý thuyết dự kiến.

Rối loạn thông khí hạn chế

Rối loạn thông khí hỗn hợp

Đôi khi cả khuyết tật tắc nghẽn và hạn chế có thể cùng tồn tại và sau đây chúng ta nói về tình trạng thiếu hụt hỗn hợp, ví dụ, có thể gặp ở những đối tượng bị béo phì và hen suyễn hoặc xơ hóa và tràn khí phổi. Sau cùng, có các bệnh ngoài phổi có thể tạo ra các khuyết tật hạn chế: ví dụ, các bệnh thần kinh cơ. Trong những trường hợp này, ngoài việc giảm dung tích phổi sống, người ta quan sát thấy có sự thay đổi đáng kể của Lưu lượng đỉnh, tương quan mật thiết với mức độ tổn thương thần kinh cơ.

Rối loạn thông khí hỗn hợp

Khả năng chẩn đoán sớm

Như đã được đề cập liên quan đến khả năng dự đoán, phép đo dung tích phổi cho thấy tổn thương COPD khi đối tượng vẫn không có triệu chứng lâm sàng (hoặc có các triệu chứng không đặc hiệu) và các xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực bình thường.

Đo phế dung giúp xác định vấn đề sớm trong nhiều trường hợp khác. Ví dụ, nó có thể xác định đợt cấp của bệnh hen suyễn hoặc sự liên quan của phổi trong các bệnh như xơ cứng bì.

Hơn thế nữa, ở những đối tượng đã được ghép phổi, sự suy giảm của một số chỉ số đo phế dung là dấu hiệu sớm nhất cho thấy khả năng bị đào thải.

Tuy nhiên, thời buổi ngày nay, nhiều bác sĩ cũng có xu hướng chỉ định khám đo phế dung quá ít và quá muộn, ngay cả khi đối tượng có các triệu chứng về hô hấp.

Điều này chuyển biến sang sự chậm trễ trong chẩn đoán và rõ ràng làm trì hoãn việc điều trị, dẫn tới những hậu quả nặng nề đối với các bệnh lý đường hô hấp, chất lượng sống và tuổi thọ sau này.

Vì vậy, cần phải khẳng định lại vai trò chính yếu của phép đo phế dung trong chẩn đoán sớm các bệnh đường hô hấp.

Khả năng chẩn đoán sớm

Phòng ngừa Cấp độ I, Cấp độ II và Cấp độ III trong y học dự phòng

Trong các chương trình nâng cao và bảo vệ sức khỏe thời hiện đại, phòng ngừa ba giai đoạn (Cấp độ I, Cấp độ II và Cấp độ III) là quan trọng hàng đầu.

Phòng ngừa Cấp độ I hoạt động ở giai đoạn rất sớm bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ trước khi bệnh có thể phát triển: ví dụ, tiêm chủng hoặc các chương trình cai nghiện rượu.

Phòng ngừa Cấp độ IIphát hiện bệnh sớm, khi bệnh mới có các dấu hiệu sinh học, nhưng vẫn chưa có triệu chứng lâm sàng. Ở cấp độ này, ngoài việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ, còn tiến hành ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Cuối cùng, Phòng ngừa Cấp độ III can thiệp điều trị bệnh đã có biểu hiện lâm sàng (triệu chứng lâm sàng) bằng các liệu pháp và quy trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh để hạn chế sự diễn tiến thêm của bệnh và biến chứng có thể xảy ra, nhằm bảo vệ cộng đồng hoặc ít nhất là nâng cao chất lượng sống.

Phòng ngừa Cấp độ I, Cấp độ II và Cấp độ III trong y học dự phòng

Vai trò của việc đo phế dung tích phổi trong phòng ngừa cấp độ I, cấp độ II và cấp độ III

Phép đo phế dung luôn đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình Phòng ngừa Cấp độ III được hiểu như chẩn đoán, trị liệu và theo dõi các bệnh đường hô hấp.

Ví dụ, trong các các hướng dẫn về bệnh hen phế quản, COPD, bệnh xơ phổi vô căn vừa như một công cụ chẩn đoán và phân giai đoạn, vừa là một công cụ xác định đợt cấp.

Như đã trình bày ở phần đầu của báo cáo, trong một vài nay gần đây, phép đo phế dung giữ vai trò thiết yếu trong việc Phòng ngừa Cấp độ II nguy cơ mắc bệnh như hen suyễn hoặc COPD trước có triệu chứng lâm sàng. Ví dụ, các điều tra sàng lọc những người có nguy cơ bởi tiền sử hút thuốc hoặc bệnh nghề nghiệp.

Hoặc để xác định môi trường gây ra bệnh hen suyễn dị ứng ở một người vẫn chưa biết mình bị hen suyễn, nhưng có chỉ số đo phế dung ở những nơi đó giảm so với các lần kiểm tra trước. Phòng ngừa Cấp độ II = chẩn đoán sớm các bệnh hô hấp vẫn chưa có triệu chứng.

Gần đây, phép đo phế dung cũng đã được đưa vào các chương trình Phòng ngừa Cấp độ I nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ ở những đối tượng vẫn khỏe mạnh. Ví dụ, dữ liệu thử nghiệm đo phế dung liên quan đến tuổi phổi là một trong những công cụ được các bác sĩ đa khoa (GP) sử dụng để khuyến cáo một người ngừng hút thuốc.

Hơn nữa, phép đo phế dung còn có thể giúp xác định môi trường làm việc có tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dạng hen phế quản nghề nghiệp tái phát hay không. Phòng ngừa Cấp độ I = sức khỏe tốt hoặc không mắc các bệnh đường hô hấp.

Vai trò của việc đo phế dung tích phổi trong phòng ngừa cấp độ I, cấp độ II và cấp độ III

Đo phế dung cho việc tối ưu hóa thuốc

Vào năm 1997, Tom Petty đã nhấn mạnh sự bất hợp lý của việc kê đơn thuốc giãn phế quản dạng hít và thuốc steroid, mà không thực hiện phép đo phế dung trước để đánh giá lại hiệu quả điều trị theo thời gian.

Đáng tiếc, 20 năm sau, tình hình gần như vẫn như vậy mặc dù có một số hướng dẫn và sự cần thiết của Sự phù hợp của các đơn thuốc tương ứng với với y học thực chứng. (Appropriateness of Prescriptions in accordance with Evidence-Based Medicine)

Vì vậy, trong thực tế, phép đo phế dung thường không được thực hiện ngay cả ở những đối tượng đã mắc bệnh đường hô hấp. Kết quả là, các đối tượng bị hen suyễn hoặc COPD được điều trị thiếu liều hoặc quá liều so với tình trạng bệnh thực tế của họ.

Phép đo phế dung vẫn là phương pháp kiểm tra đơn giản và đáng tin cậy nhất, không chỉ chẩn đoán mà còn theo dõi phản ứng điều trị theo thời gian của nhiều bệnh hô hấp.

Hiện tại, sự phù hợp của các đơn thuốc cũng được khuyến nghị bởi các cơ quan chính phủ của các tỉnh thành khác nhau từ góc độ dự thảo chi tiêu.

Trên thực tế, nhiều loại thuốc hít/xông mới thể hiện mức độ suy giảm phế dung kế dưới mức mà chúng có thể được kê đơn.

Đo phế dung cho việc tối ưu hóa thuốc

Đo phế dung mang đến chất lượng sống tốt nhất có thể

Các khái niệm về Khả năng dự đoán, Phòng ngừa và Tính thích hợp được tóm tắt trong một tổng kết quan trọng hơn: chất lượng sống của một người. Để đạt được mục tiêu này bằng cách loại bỏ tất cả các yếu tố nguy cơ kết hợp phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Phép đo phế dung là công cụ lý tưởng để duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể ở mọi mức độ nghiêm trọng các bệnh đường hô hấp, từ những người không có triệu chứng đến những người bị tổn thương nặng nhất.

Đo phế dung mang đến chất lượng sống tốt nhất có thể

Tác động, gánh nặng và chi phí của các bệnh lý phổi

Các bệnh hô hấp mãn tính, đặc biệt là COPD và hen phế quản có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong rất cao, trở thành gánh nặng chi phí xã hội.

Ví dụ, chúng tôi ước tính rằng có 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn trên toàn thế giới, với tỷ lệ tăng 30% trong thập kỷ qua và tỷ lệ tử vong lên đến 400.000 ca mỗi năm. (Nguồn: Global Initiative for Asthma. Global Strategy for asthma management and prevention, 2017. www.ginasthma.org)

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến trẻ em và người già, cũng là nguyên nhân gây thất học hoặc thất nghiệp cùng gánh nặng chi phí xã hội rất cao: hơn 50 tỷ đô la ở Mỹ và khoảng 20 tỷ euro ở châu Âu.

Con số người mắc COPD thậm chí còn đáng báo động hơn: ít nhất 250 triệu người bị ảnh hưởng trên toàn thế giới, khoảng 10% đối tượng từ 40 tuổi trở lên, thực tế là 20% đối tượng trên 70 tuổi. (Nguồn: World Health Organization. Chronic obstructive pulmonary disease (COPD). Fact Sheet N° 315. – Geneva: World Health Organization, 2017)

COPD được coi là nguyên nhân tử vong thứ ba trên thế giới: Số liệu của WHO cho biết 3,17 triệu ca tử vong trong năm 2015 do COPD (5% tổng số ca tử vong) ảnh hưởng chi phí kinh tế xã hội rất lớn.

Tác động, gánh nặng và chi phí của các bệnh lý phổi

Đo phế dung hạn chế chẩn đoán thiếu và nhầm lẫn các bệnh lý phổi

Tuy vậy, những căn bệnh này thường được chẩn đoán muộn hoặc không chính xác do bị kê sai đơn thuốc hoặc không được chẩn đoán.

Khoảng 2/3 số người mắc COPD không được chẩn đoán ngay từ đầu, đơn giản vì họ đã thực hiện đo phế dung, có thể ở nơi làm việc hoặc khi chơi thể thao trước đó (nên không được thực hiện đo lại).

Thực tế, đáng lo ngại hơn, theo ước tính rằng ít nhất 50% đối tượng mắc COPD sẽ không bao giờ nhận được chẩn đoán chính xác vì rất ít được đo dung tích phổi.

Đo phế dung hạn chế chẩn đoán thiếu và nhầm lẫn các bệnh lý phổi

Kết luận

Việc sử dụng phép đo phế dung trên quy mô lớn, có thể cho phép loại bỏ các yếu tố nguy cơ chính và trong mọi trường hợp có thể chẩn đoán sớm các bệnh về đường hô hấp.

Việc sử dụng phép đo phế dung trên quy mô lớn có thể cho phép loại bỏ các yếu tố nguy cơ chính và trong mọi trường hợp, chẩn đoán sớm các bệnh đường về hô hấp.

phep do phe dung 28

Biên dịch: N.C.T

THAM KHẢO MÁY ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP MIR - ITALY

Nguồn bài viết: https://www.spirometry.com/wp-content/uploads/2020/02/Spirometry-Yes-Please_EN.pdf