CÔNG TY TNHH TTB - DC Y KHOA TÂN MAI THÀNH
Nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp tiệt trùng (hay còn gọi là nồi hấp khử trùng) dùng trong y tế là thiết bị dường như không thể thiếu trong bất kỳ bệnh viện, phòng khám, phòng mổ nào.
Chức năng chính của thiết bị này là khử trùng, tiệt trùng dụng cụ ví dụ như dao/kéo phẫu thuật, dụng cụ cấy ghép…
Cùng Tân Mai Thành Medical tìm hiểu sơ lược về nồi hấp tiệt trùng qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về chức năng của thiết bị này nhé.
Nồi hấp tiệt trùng là gì?
Nồi hấp tiệt trùng được biết đến như thiết bị tiệt trùng bằng hơi nước, thông thường được sử dụng trong lĩnh vực y tế hoặc công nghiệp.
Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị sử dụng hơi nước dưới áp suất để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử có hại trên các dụng cụ.
Các dụng cụ được làm nóng đến nhiệt độ tiệt trùng thích hợp trong khoảng thời gian nhất định. Độ ẩm trong hơi nước giúp truyền nhiệt cách hiệu quả đến các dụng cụ để phá hủy cấu trúc protein của vi khuẩn và bào tử
Trong y tế, thuật ngữ “nồi hấp” thường được dùng để mô tả thiết bị khử trùng bằng hơi nước. ANSI/AAMI cung cấp các tiêu chuẩn và hướng xử lý các thiết bị y tế liên quan đến nồi hấp trong y tế đặc biệt là nồi hấp tiệt trùng.
Ai đã phát minh ra nồi hấp tiệt trùng?
Nồi cao áp, nguyên mẫu của nồi hấp được biết đến nhiều với tên nồi áp suất, được phát minh bởi nhà vật lý gốc Pháp Denis vào năm 1679. Mãi đến năm 1879 nhà vi trùng học người Pháp Charles Chamberland mới tạo ra phiên bản nâng cấp gọi là nồi hấp được ứng dụng trong y tế.
Nghiên cứu về khử khuẩn và tiệt trùng được bắt đầu vào 1881 bởi nghiên cứu của Robert Koch về tính chất khử trùng của hơi nước và không khí nóng. Ông đã chứng minh khả năng thâm nhập của nhiệt hơi ẩm lớn hơn nhiệt khô.
Cuối cùng, năm 1933 công nghệ nồi hấp hiện đại đã được giới thiệu với máy tiệt trùng hơi nước áp suất đầu tiên, kiểm soát hiệu suất bằng cách đo nhiệt độ trong đường thoát nước của buồng.
Trước đây, áp suất là dấu hiệu kiểm soát duy nhất không có phương tiện để xác minh nhiệt độ hoặc loại bỏ không khí.
Theo thời gian, công nghệ nồi hấp mới đã được phát triển bao gồm các chu kỳ tiền chân không vào năm 1958 và xung áp lực hơi nước vào năm 1987 để phát triển thành nồi hấp hoặc khử trùng bằng hơi nước được sử dụng trong bệnh viện ngày nay.
Nồi hấp tiệt trùng hoạt động như thế nào?
Nồi hấp khử trùng thường sử dụng trong y tế để tiệt trùng thiết bị y tế. Dụng cụ cần tiệt trùng được đặt bên trong không gian chịu áp lực thường được gọi là buồng. Có 3 yếu tố để đảm bảo tiệt trùng thành công trong nồi hấp bao gồm: thời gian, nhiệt độ và chất lượng hơi nước.
Để đáp ứng những yêu cầu trên phải có
03 giai đoạn cho quá trình hấp:
- Giai đoạn điều kiện (C): không khí ức chế quá trình tiệt trùng và phải được loại bỏ khỏi buồng trong quá trình đầu tiên của chu trình tiệt trùng.
Trong nồi hấp tiệt trùng loại hút khí động lực học, không khí có thể được loại bỏ khỏi buồng sử dụng hệ thống chân không.
Nó cũng có thể được loại bỏ không cần hệ thống chân không bằng cách sử dụng một loạt xung áp lực và xả hơi.
Nồi hấp tiệt trùng loại trọng lực sử dụng hơi nước để hút không khí trong buồng và đẩy không khí xuống ống xả tiệt trùng. - Giai đoạn phơi nhiễm (S): sau khi loại bỏ không khí, ống xả đóng lại và hơi nước được cho vào buồng liên tục, nhanh chóng tăng áp suất và nhiệt độ bên trong đến mức xác định trước đó.
Chu trình bước vào giai đoạn phơi nhiễm và các dụng cụ được giữ ở nhiệt độ tiệt trùng trong thời gian cố định yêu cầu để tiệt trùng chúng - Giai đoạn xả khí (E): trong giai đoạn cuối của chu trình, ống xả được mở ra và hơi nước được loại bỏ, làm giảm áp để dụng cụ trong buồng được khô.
Chất lượng hơi nước là yếu tố quan trọng để quá trình tiệt trùng thành công, hơi nước được sử dụng để tiệt trùng nên có thành phần 97% hơi nước và 3% độ ẩm.
Tỷ lệ này được đề xuất để đạt được hiệu quả truyền nhiệt, khi độ ẩm trong hơi nước ít hơn 3% thì hơi nước quá khô dẫn đến truyền nhiệt và khử trùng hơi nước không hiệu quả.
⇒ Tham khảo các mẫu nồi hấp tiệt trùng tại Tân Mai Thành Medical ở đây
Phạm vi nhiệt độ của nồi hấp tiệt trùng
Nhiệt độ thường được đề xuất để tiệt trùng bằng hơi nước là 250ºC, 270ºC, 275ºC; để tiêu diệt tất cả các vi sinh vật thì các dụng cụ phải được phơi nhiễm ở nhiệt độ này trong thời gian được đề xuất bởi nhà sản xuất.
Khung thời gian chu trình hấp tiệt trùng
Thời gian phơi nhiễm là thời gian cần thiết để tiệt trùng dụng cụ, không bao gồm toàn bộ thời gian chu kì.
Mối quan hệ thời gian – nhiệt độ để tiệt trùng bằng hơi nước thích hợp đã được phát triển bằng thử nghiệm khoa học và được sử dụng trong tất cả các phương pháp tiệt trùng để tạo ra giai đoạn phơi nhiễm chung nhất.
Thời gian tiếp xúc để tiệt trùng hơi nước thay đổi theo kích thước, hình dạng, trọng lượng, mật độ và thành phần vật liệu của dụng cụ được tiệt trùng
Kích thước của một nồi hấp khử trùng
Kích thước nồi hấp khử trùng thay đổi tùy theo dung tích cần thiết và phù hợp với vị trí sử dụng, ví dụ ở phòng khám nha khoa chỉ cần nồi hấp đơn giản cỡ nhỏ để hấp các túi dụng cụ nhỏ.
Một nồi hấp tiệt trùng cần thiết cho phòng mổ có thể xử lý 1 – 3 khay dụng cụ mỗi lần, tuy nhiên hầu hết các cơ sở chăm sóc sức khỏe đều có nồi hấp tiệt trùng cỡ lớn ở bộ phận vô trùng (SPD), nó có thể xử lý 15 – 20 khay dụng cụ mỗi chu trình.
Nồi hấp tiệt trùng cỡ công nghiệp dùng trong các quy trình sản xuất có thể rất lớn, một số tương đương với kích thước của một chiếc xe bán tải hoặc máy bay.
Yêu cầu để có thể hấp tiệt trùng là gì?
Thiết bị phải tương thích với quá trình hấp tiệt trùng. Dụng cụ hấp tiệt trùng phải đáp ứng điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao và nên được xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các dụng cụ y tế như dụng cụ phẫu thuật, thiết bị cấy ghép, màn phẫu thuật và khăn trải giường,…tiếp xúc với các mô hoặc chất lỏng cơ thể phải được tiệt trùng.
Chúng phải được tiệt trùng khi sử dụng vì bất kỳ vi khuẩn nào còn lại cũng có thể dẫn đến lây nhiễm.
Hơi nước thường là chất khử trùng được lựa chọn vì nó ổn định, phù hợp và tiêu diệt các vi sinh vật trong khi vẫn an toàn cho nhân viên vận hành nồi hấp.
Chi phí cho một nồi hấp khử trùng
Chi phí cho một nồi hấp có thể thay đổi tùy theo yêu cầu sử dụng cũng như công nghệ áp dụng, nồi hấp công nghiệp và dược phẩm được tùy chỉnh và sản xuất cho mục đích cụ thể do đó chi phí có thể khác so với nồi hấp được sử dụng trong bệnh viện hay phòng khám nha khoa.
Ứng dụng trong lĩnh vực y tế thì chi phí cho nồi hấp phụ thuộc vào dung tích và phương pháp tiệt trùng, ngoài chi phí ban đầu của nồi hấp bạn cần phải cân nhắc đến chi phí bảo trì và các sản phẩm giám sát đảm bảo quá trình tiệt trùng.
Tùy vào nhà sản xuất mà chi phí cho một chu trình, chi phí tiêu thụ có ích và chi phí bảo trì có thể thay đổi theo thời gian nên chúng cần được xem xét để đánh giá tổng chi phí.
Nồi hấp công nghiệp và nồi hấp tiệt trùng y tế
Nồi hấp tiệt trùng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Nồi hấp công nghiệp được sử dụng trong môi trường sản xuất để xử lý các thành phần và vật liệu trong sản xuất gỗ hay sản xuất cao su chuyên dụng cho lốp xe ô tô.
Nồi hấp khử trùng cũng được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và dược phẩm – ngoài thiết bị tiệt trùng được sử dụng trong phòng thí nghiệm hầu hết đều được trang bị nồi hấp tiệt trùng với chu trình lỏng để khử trùng chất lỏng sử dụng trong môi trường phòng thí nghiệm.
Nồi hấp tiệt trùng y tế được sử dụng trong môi trường y tế để tiệt trùng các dụng cụ ổn định nhiệt độ và độ ẩm như dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế cấy ghép, màn phẫu thuật và khăn trải giường.
Chu trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng trong y tế được phát triển và xác nhận theo các tiêu chuẩn công nghiệp.
Tại Hoa Kỳ, nồi hấp tiệt trùng trong y tế phải được FDA sử dụng để đảm bảo đúng với mục đích sử dụng của nhà sản xuất.
Hồng Thắm