Những dự báo từ đo chức năng hô hấp

Giáo sư Petty là giám đốc của Chương Trình Giáo Dục Sức Khỏe Phổi Quốc Gia (NLHEP) và có một số bài viết đáng nhớ. Trong bài “Spirometry For All” ông ấy có nói chắc chắn không ai cho insulin mà không kiểm tra lượng đường trong máu hay cấp thuốc hay thuốc hạ huyết áp mà không cần đo huyết áp,…
Tại sao những người dùng các thuốc mạnh như thuốc giãn phế quản dạng hít (đặc biệt là corticosteroids với tác dụng phụ của chúng) mà không đo chức năng phổi ban đầu để có thể quan sát kết quả điều trị. Không thể biết khi nào đạt được lợi ích điều trị tối đa mà không cần đo lưu lượng khí và thể tích khí?

Không thể quản lý hen suyễn mà không cần máy đo chức năng hô hấp

Hen suyễn là bệnh tắc nghẽn hô hấp chiếm tỷ lệ cao trong dân số với mọi lứa tuổi . Đo hệ thống chức năng hô hấp rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn, đáp ứng của bệnh nhân đối với điều trị và quá trình rối loạn.

Máy đo chức năng hô hấp có nhiều giá trị dự đoán hơn so với điện tâm đồ

Đo chức năng hô hấp cung cấp các phép đo đơn giản để thể hiện các quá trình phức tạp. Các quá trình này bao gồm sự hỗ trợ của cơ bắp để thực hiện kiểm tra với chức năng đường hô hấp trên, chức năng đường hô hấp dưới và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa phế nang, đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới.
Ngoài ra đo chức năng hô hấp cung cấp thông tin về hệ thống tim mạch đầy đủ, rất hữu ích trong việc theo dõi tình trạng ổn định tim mạch của bệnh nhân trong suy hô hấp mãn tính hoặc sau nhồi máy cơ tim cấp tính, dự báo tử vong sớm do nhồi máu cơ tim.
Máy đo chức năng hô hấp được phát minh và đưa vào y tế năm 1846 bởi John Hutchinson một bác sĩ phẫu thuật. Ông đặt ra thuật ngữ “Vital Capacity” (dung tích phổi sống) vì ông nhận ra rằng phép đo đơn giản này của thể tích khí có thể thở ra từ phổi bị thổi phồng hoàn toàn tương quan với sự sống còn, khi nó giảm đồng nghĩa với dự đoán tử vong sớm.
nhung du bao tu do chuc nang ho hap 2
Hutchinson thấy rằng dung tích phổi sống liên quan trực tiếp đến chiều cao và tỉ lệ nghịch với độ tuổi. Ngoài ra có các công thức tính toán phạm vi bình thường cho giá trị này cũng như cho các tham số khác tạo thành cơ sở của máy đo chức năng hô hấp hiện đại. Các giá trị đo chức năng hô hấp bình thường là hàm số của tuổi tác, chiều cao, giới tính và chủng tộc (do các biến thể thói quen)
Ngoài dung tích phổi sống còn có 1 số thông số rất quan trọng khác để đánh giá chức năng phổi là FEV1, nó thể hiện lượng tối đa mà đối tượng có thể thở ra trong giây đầu tiên được gọi là dung tích phổi sống theo thời gian hoặc dòng chảy.
Không có thêm thông số, cũng không phải là thiết bị phòng thí nghiệm mắc tiền và phức tạp để phân tích phép đo chức năng hô hấp.
Kết quả của phép đo này là đường cong cụ thể vẽ biểu đồ vận tốc thở ra (lưu lượng thở) so với thể tích khí thở ra (lưu lượng/đường cong thể tích). Đường cong đó giống như một “dấu vân tay” đặc trưng riêng cho phổi của mỗi người. Mỗi người đều có đường cong đặc trưng riêng của mình so với đường cong bình thường để cung cấp các đánh giá đơn giản, chính xác và dự đoán cao về chức năng phổi của chúng ta.
Sơ đồ sau đây có nhiều ý nghĩa không được biết đến rộng rãi, biểu đồ này được phát triển bởi Hyatt đề cập đến các bệnh phổi tắc nghẽn phổ biến nhất trong số các bệnh về đường hô hấp. Chỉ cần quan tâm đến bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Biểu đồ minh họa rất rõ ràng các giá trị dự đoán của đo chức năng hô hấp cao hơn các xét nghiệm chẩn đoán khác như X quang ngực, phân tích khí máu động mạch hoặc sự hiện diện của các triệu chứng về hô hấp
nhung du bao tu do chuc nang ho hap 1
Giải thích:
Nomal: bình thường
Borderline: đường ranh giới
Mild: nhẹ
Moderate: vừa
Severe: nghiêm trọng
Cough, sputum: ho, đờm
Exertional dyspnea: khó thở khi gắng sức
Resting dyspnea: khó thở khi nghỉ ngơi
Hypoxemia: giảm oxy hóa huyết
Hyperinflation: căng phồng phổi quá mức
Dễ dàng quan sát được từ biểu đồ rằng đo chức năng hô hấp có thể xác định được bệnh lý hô hấp tắc nghẽn sớm hơn từ 5 – 15 năm so với những kỹ thuật khác. Và nó cũng phát hiện bệnh lý đường hô hấp mà trong nhiều trường hợp các triệu chứng phức tạp và không có triệu chứng.
Ví dụ trong trường hợp người hút thuốc, COPD sẽ tiếp tục phát triển mà không có triệu chứng chính nào được thể hiện rõ. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng thì phần lớn phổi đã bị tổn thương không thể phục hồi. Sau đây là các triệu chứng thường chỉ xuất hiện sau khi FEV1 bị tổn hại nghiêm trọng.
nhung du bao tu do chuc nang ho hap 3

Mức độ quan trọng của đo chức năng hô hấp

Ngày nay thậm chí bảo hiểm bỏ qua tầm quan trọng của dung tích phổi sống nhưng nó có thể dự đoán các giá trị gây ra tử vong sớm từ mọi nguyên nhân. Vậy tại sao không tiến hành đo chức năng hô hấp là một phần thiết yếu của việc kiểm tra sức khỏe như đo huyết áp?

Nguồn: MIR