CÔNG TY TNHH TTB - DC Y KHOA TÂN MAI THÀNH
Bỏng – những lưu ý trong điều trị
Bỏng hay còn gọi là Phỏng mặc dù được xem là vết thương cấp tính, nhưng được tách biệt ra vì nó có những thách thức giống với nhiều loại vết thương khác như vết thương cấp tính, mãn tính, chấn thương hay phẫu thuật, tùy theo vị trí và độ sâu của nó.
Khái niệm về Bỏng (phỏng)
Bỏng được định nghĩa là một thương tích đối với da hoặc các mô hữu cơ khác do chấn thương nhiệt gây ra. Nó xảy ra khi một vài hoặc tất cả các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy bởi chất lỏng nóng (bỏng nước), các chất rắn nóng (bỏng tiếp xúc), hoặc ngọn lửa (bỏng do lửa). Các thương tích cho da hoặc các mô hữu cơ khác do bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với hóa chất cũng được coi là bỏng.
Phân loại bỏng
Có một vài cách phân loại bỏng. Khái quát dưới đây là ba loại hình được sử dụng phổ biến nhất.
Phân loại theo cơ chế hoặc nguyên nhân.
Về mặt nguyên nhân, bỏng có thể do nhiệt (bỏng nước, bỏng tiếp xúc, bỏng do lửa, hỏng hóa chất, bỏng điện) hoặc do hít phải (hít thở khí, hơi nước, chất lỏng nóng hoặc các sản phẩm độc hại cháy chưa hết gây ra; chúng gây ra thương tích về nhiệt hoặc hóa chất cho khí quản và phổi và kèm theo là bị bỏng da trong khoảng 20% – 35% các ca).
Phân loại bằng độ sâu của vết bỏng.
Bỏng độ 1 hay bỏng bề mặt
Loại bỏng nhẹ nhất gọi là bỏng độ 1 hay bỏng bề mặt; vì bỏng biểu bì nên dẫn đến phản ứng sưng tấy đơn giản do tiếp xúc ngắn với các vật thể nóng, và ánh nắng mặt trời (Hình 1). Điều trị bỏng độ 1 tại nhà vì thường không cần chuyên gia y tế chăm sóc, lớp da ngoài cùng có khả năng tự lành theo thời gian nếu được chăm sóc đúng.
Hình 1. Bỏng độ 1 (Burn Care Dressing Selection Guide of Molnlycke)
Bỏng độ 2 hay bỏng một phần da
Đối với bỏng độ 2 hay bỏng một phần da xảy ra khi tổn thương da mở rộng xuống lớp biểu bì vào lớp hạ bì do tiếp xúc ngắn với những thứ vô cùng nóng (ví dụ: nước sôi), tiếp xúc lâu vơi vật thể nóng, và thời gian phơi nhiễm kéo dài với ánh nắng mặt trời. Bỏng độ 2 bề mặt mất ít hơn 3 tuần để lành; bỏng độ 2 sâu mất trên 3 tuần để khỏi và có khả năng tạo ra những vết sẹo phì đại, có thể tiến triển thành bỏng độ 3 vài ngày sau tổn thương (Hình 2).
Hình 2. Bỏng độ 2 bề mặt và Bỏng độ 2 sâu (Burn Care Dressing Selection Guide of Molnlycke)
Bỏng độ 3 hay bỏng toàn bộ các lớp da
Bỏng độ 3 hay bỏng toàn bộ các lớp da là tổn thương qua cả lớp biểu mô và toàn bộ lớp hạ bì; đôi khi gây tổn lớp cơ, lớp mỡ, và xương (Hình 3). Do vậy, vết thương bỏng độ 3 không thể tự tái tạo mà không có cấy ghép.
Hình 3. Bỏng độ 3 (Burn Care Dressing Selection Guide of Molnlycke)
Phân loại theo diện tích vết bỏng
Được định nghĩa là phần trăm của cơ thể bị bỏng. Một vài phương pháp được sử dụng để xác định phép đo này, phương pháp phổ biến nhất được gọi là “Quy tắc số 9”. Phương pháp này quy định 9% đối với khu vực đầu và cổ, 9% đối với cánh tay (bao gồm cả bàn tay), 18% đối với chân (bao gồm cả bàn chân) và 18% cho bên sườn thân người (lưng, ngực và bụng).
“Quy tắc số 9” được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, trong khi Bảng Lund và Browder được sử dụng cho trẻ em dưới 10 tuổi. Tính toán cho rằng kích thước lòng bàn tay của đứa trẻ là khoảng 1% toàn bộ diện tích của cơ thể.
Những lưu ý khi điều trị bỏng
Làm mát vùng bị bỏng
Sau khi bị bỏng, bệnh nhân cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện. Mục đích chung là phải làm mát vết bỏng, tránh làm bỏng thêm và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, một nghiên cứu đã so sánh trẻ em được làm mát ngay bằng nước sau khi bị bỏng với những trẻ em không được làm mát. Kết quả là những trẻ em được sơ cứu đúng cách sau đó cần ghép mô ít hơn 32%.
Giáo dục về ảnh hưởng của việc sử dụng nước lạnh (không phải là đá) vào vết bỏng nên được nhân rộng như một cách điều trị sơ cứu ban đầu có hiệu quả. Đầu tiên là loại bỏ nguyên nhân bỏng sau đó làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh 10-25oC liên tục trong 15 phút, che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch và chuyển ngay tới bệnh viện đối với những trường hợp bỏng nặng.
Những lưu ý
Để điều trị vết thương bỏng cần lưu ý những điều sau: giảm cọ sát; chống khuẩn; hạn chế thoát huyết tương; tạo điều kiện để mau hồi phục; rửa sạch vết thương bằng nước muối đẳng trương; sát trùng da quanh vết bỏng; nếu vết thương bỏng có da hoại tử đen, thì tiến hành cắt lọc; băng kín bằng dịch vô trùng; băng ngoài bằng gạc khô, thấm dịch.
Giảm đau khi điều trị vết thương bỏng
Bỏng là một trong những tổn thương đau nhất, tuy nhiên nhiều bệnh nhân không được giảm đau khi vào khoa cấp cứu, điều đó góp phần làm tăng viêm và gây căng thẳng (stress) quá mức, cảm giác đau tăng và rối loạn cảm giác mãn tính kéo dài, rối loạn tâm lý sau chấn thương.
Hiện nay đã có nhiều bài báo khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa stress và quá trình lành vết thương. Sự đau đớn là vấn đề luôn xảy ra đối với tất cả các loại vết thương, nó tạo ra mức độ của đau khổ và stress, nó còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau liên quan đến vết thương gây ra căng thẳng tâm lý, do đó làm chậm quá trình lành thương cũng như mất niềm tin vào quá trình điều trị. Thay băng, làm sạch, cắt lọc và lựa chọn băng không phù hợp là những quá trình gây ra nỗi đau liên quan đến vết thương.
Trong đó thay băng và làm sạch vết thương là quá trình gây đau đớn nhất cho bệnh nhân. Việc tháo gỡ băng dính vào nền vết thương là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tổn thương, cũng như sự bong tróc biểu bì của vùng da xung quanh. Với bất kỳ vết thương nào, da và mô xung quanh rất mong manh và dễ tổn thương.
Có những vết thương cần môi trường ẩm để thúc đẩy quá trình làm lành, nhưng nếu băng không bo kín vết thương và làm tràn dịch tiết ra ngoài hoặc băng quá ẩm ướt sẽ dẫn đến úng da (maceration), da sẽ bị mềm và phá vỡ cấu trúc với độ ẩm kéo dài.
Sử dụng băng gạc trong điều trị vết thương bỏng
Có hai biện pháp điều trị bỏng độ 2: biện pháp mở là dùng thuốc kháng sinh tại chỗ; và biện pháp kín là sử dụng băng giữ ẩm tổng hợp.
Hiện nay, tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng lên, nên kết quả thành công khi dùng kháng sinh ngày càng giảm. Việc kháng khuẩn tại chỗ (ví dụ băng vết thương chứa bạc) được sử dụng nhiều hơn song song với việc sử dụng kháng sinh để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Các loại băng điều trị vết thương bỏng
Ở đây việc sử dụng băng để điều trị vết thương bỏng được đề cập. Trước hết mục đích băng tổn thương bỏng là bảo vệ vết thương, giảm đau, hấp thụ dịch tiết từ vết thương và cuối cùng là giữ nhiệt.
Băng còn phải giữ ẩm để tạo ra một môi trường làm lành vết thương ẩm là sự lựa chọn tối ưu cho việc lành vết thương. Môi trường ẩm làm tăng sự tái phủ biểu mô và tái sinh mạch máu, và làm giảm đau. Băng giữ ẩm không cần thiết phải thay đổi hàng ngày. Có sáu loại vật liệu chính được sử dụng làm băng giữ ẩm: các sợi polyurethane, hydrocolloids, alginates, băng thấm bạc, hydrogels, vàcomposites. Thế nhưng vẫn có nhưng ghi nhận một vài trường hợp gây đau và tổn thương cho bệnh nhân đến từ các loại băng này.
Các loại băng điều trị bỏng có chứa bạc (Ag)
Mục đích sử dụng
Hiện nay băng gạc có chứa bạc (Ag) có tác dụng kháng khuẩn và được sử dụng trong điều trị bỏng. Nhiễm trùng vết thương là một trong những vấn đề chính và gây hậu quả nghiêm trọng ở vết bỏng nặng do vi khuẩn sản xuất leukocidin và các enzyme phá hủy mô làm suy giảm khả năng chữa lành.
Sự phát triển các sản phẩm băng giữ ẩm chứa bạc đã thu hút được nhiều mối quan tâm vì bạc (Ag) có tính chất kháng khuẩn chống lại cả vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương cũng như nấm (Candida).
Các loại hợp chất bạc (Ag) có trong băng
Có nhiều loại hợp chất bạc có trong băng vết thương, chúng ở nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn nguyên tố bạc (kim loại bạc, tinh thể bạc nano), các hợp chất vô cơ (silver oxide, silver phosphate, silver chloride, silver sulfate, silver calcium-sodium phosphate, silver zirconium compound, and silver sulfadiazine), và các hợp chất vô cơ (silver zinc allantoinate, silver alginate, and silver carboxymethylcellulose).
Cơ chế kháng khuẩn của bạc (Ag)
Bạc bất hoạt ở dạng kim loại nhưng khi gặp dịch tiết thì được kích hoạt thành dạng ion Ag+ hay Ag0, ion bạc tiếp xúc màng tế bào của vi khuẩn gây ức chế quá trình phân bào bằng cách liên kết với chuỗi ADN từ đó giết chết vi khuẩn. Ngoài tác dụng khán khuẩn, ion bạc còn làm tăng tốc độ chữa lành vết thương. Việc giải phóng chậm các ion bạc là cần thiết cho việc diệt khuẩn liên tục của nó.
Một số loại băng có chứa bạc (Ag) trên thị trường
Hiện nay có một số loại băng vết thương trên thị trường có chứa bạc (Bảng 1)
SẢN PHẨM | NHÀ SẢN XUẤT | MÔ TẢ | LƯỢNG BẠC (mg/cm2 ) |
Acticoat 7 | Smith & Nephew | Băng Polyethylene vỡi lõi thấm hút và nanocrystalline silver | 1.483 |
Allevyn Ag Gentle | Smith & Nephew | Băng dạng foam Polyethylene với lớp keo dạng gel và silver sulphadiazine | 0.093 |
Aquacel Ag | ConvaTec | Sodium carboxymethylcellulose với “ionic silver” | 0.089-0.093 |
Cellosorb Ag | Urgo | Băng dạng foam Polyethylene với lipid colloid và silver sulfate | 0.173 |
Contreet Ag | Coloplast | Băng dạng foam Polyethylene với silver sodium hydrogen zirconium phosphate | 0.77-0.953 |
Melgisorb Ag | Mölnlycke Health Care | Băng Alginate với silver sodium hydrogen zirconium phosphate | 0.084 |
Mepilex Ag | Mölnlycke Health Care | Băng dạng foam có lớp silicone mềm với silver sulfate | 1.203 |
Mepilex Border Ag | Mölnlycke Health Care | Băng dạng foam tự dính tất cả trong một có lớp silicone mềm và silver sulfate | 1.205 |
Silvercel | Mölnlycke Health Care | Băng Alginate và carboxymethylcellulose với metallic silver | 1.133 |
Theo lý thuyết, khi sự giải phóng bạc nhiều hơn thì lượng vi khuẩn bị bất hoạt sẽ cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đã thất bại trong việc chứng minh mối tương quan giữa hàm lượng bạc của băng và tác dụng kháng khuẩn. Bởi vì những nghiên cứu này không đưa cả hai yếu tố ấy vào chung một hệ thống nghiên cứu, điều đó dẫn đến sự thiếu xót để chứng minh mối tương quan này.
Có một bài nghiên cứu về mối liên quan giữa lượng bạc giải phóng ra và tác dụng kháng khuẩn của 9 loại băng gạc chứa bạc (được liệt kê ở bảng 1) trong việc chống lại 2 loại vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. Trong số các loại băng được thử nghiệm, Mepilex Ag và Mepilex Border Ag đã giải phóng lượng bạc cao nhất và làm giảm log10 các tế bào vi khuẩn nhiều nhất trên cả hai vi sinh vật (Hình 2).
Hình 4. Lượng bạc giải phóng (đường màu xám, trục hoành chính) và tác dụng kháng khuẩn (cột màu xanh, trục hoành thứ 2) trong 24 giờ của 9 loại băng có chứa bạc cho nghiên cứu chống lại Pseudomonas aeruginosa (A) và Staphylococcus aureus (B)
Công nghệ Safetac – Giảm đau, giảm tổn thương
Với thông điệp “Giảm đau, giảm tổn thương” công nghệ độc quyền Safetac do hãng Molnlycke phát triển đã đáp ứng tất cả những tiêu chí đó, có đến 531 bằng chứng được công nhận và có bề dày đến 30 năm. Công nghệ Safetac trở thành cuộc cách mạng trong việc chăm sóc vết thương và trở thành tiêu chuẩn cho các băng vết thương hiện nay.
Ưu điểm của công nghệ Safetac
Chất dính Safetac là ứng dụng của silicone mềm. Loại vật liệu này dễ dàng dính vào da khô mà không dính vào vết thương ẩm. Kết quả là băng với công nghệ Safetac không tổn hại đến vết thương hay bóc tách tế bào da ở vùng da xung quanh vết thương, cũng như là giảm tối thiểu đau đớn, giảm tổn thương, giảm stress khi tháo băng.
Chất dính dịu nhẹ nhưng hiệu quả trong việc bo kín bờ vết thương giảm nguy cơ rò rỉ dịch tiết ra vùng xung quang, vì thế mà giúp ngăn ngừa úng da (maceration).
Băng với công nghệ Safetac giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình lành thương
Một khảo sát quốc tế cho thấy sự giảm đi đáng kể (p=0.01) liên quan mức độ đau khi dùng băng gạc, trong đó so sánh các loại băng cải tiến với nhau bao gồm: Adhensive foam, Hydrocolloids, Mepilex với Safetac và những loại khác (Hình 5) bằng thang điểm đau.
Trong 3034 bệnh nhân được khảo sát, 93% của họ thích sử dụng băng Mepilex với công nghệ Safetac hơn. Khi so sánh mức độ đau khi thay băng trên thang điểm đau, băng Mepilex có công nghệ Safetac chỉ ở mức độ 2 trong khi những loại băng khác ở mức độ cao hơn gấp đôi (Hình 5)
Hình 5. Thang điểm đau của việc thay băng trên các loại băng khác nhau
Như đã biết, đau gây ra căng thẳng (stress). Căng thẳng trì hoãn quá trình chữa bệnh. Bệnh nhân có mức độ căng thẳng cao hớn sẽ giải phóng nhiều cortisol và ức chế quá trình giảm viêm, cản trở tốc tộ và khả năng chữa lành vết thương.
Ngăn ngừa những nỗi đau về vết thương không cần thiết bằng cách sử dụng băng có công nghệ Safetac là cách giúp bác sĩ điều chỉnh những yếu tố làm trì hoãn sự chữa lành.
Thật vậy, quá trình chữa lành bị trì hoãn làm tăng chi phĩ chữa trị và mất nhiều thời gian của nhân viên chăm sóc và gây những đau khổ không cần thiết cho bệnh nhân.
Các loại băng chứa bạc có công nghệ Safetac
Công nghệ này được kết hợp với tấm foam tẩm bạc (Ag Sulfate) để tạo ra các loại băng vết thương: Mepilex Ag, Mepilex Border Ag và Mepilex Transfer Ag được áp dụng cho điều trị và chăm sóc vết thương cấp và mãn tính, đặc biệt là vết thương do bỏng (Bảng 2)
SẢN PHẨM | MÔ TẢ VÀ THÀNH PHẦN | CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG | CHỈ ĐỊNH |
Mepilex Ag | Băng foam chống khuẩn sillicone mềm: bao gồm lớp tiếp xúc vết thương Safetac, tấm polyurethane linh hoạt chứa Bạc sulfate và cacbon hoạt tính, tấm hút polyurethane, and tấm mạng bên ngoài cho phép bốc hơi và chống thấm nước | + Hấp thụ dịch tiết và duy trì môi trường vết thương ẩm + Khi có chất lỏng, như dịch tiết ra vết thương, các ion bạc được giải phóng, làm bất hoạt mầm bệnh liên quan đến vết thương (vi khuẩn và nấm) trong tối đa bảy ngày, như thể hiện trong phòng thí nghiệm + Bằng cách giảm số lượng vi sinh vật, việc thay băng cũng có thể làm giảm mùi hôi | Vết thương tiết dịch từ thấp đến vừa phải, như loét chân và bàn chân, loét tỳ đè và bỏng độ dày một phần (*) |
Mepilex Border Ag | Băng foam silicon mềm kháng khuẩn tự dính: bao gồm một lớp tiếp xúc với vết thương Safetac, một miếng foam polyurethane thấm nước có chứa bạc sunfat và than hoạt tính, một lớp với sợi polyacrylic siêu thấm, một lớp không dệt và màng ngoài cho phép bốc hơi và chống thấm nước | + Hấp thụ dịch tiết và duy trì môi trường vết thương ẩm + Khi có chất lỏng, như dịch tiết ra vết thương, các ion bạc được giải phóng, làm bất hoạt mầm bệnh liên quan đến vết thương (vi khuẩn và nấm) trong tối đa bảy ngày, như thể hiện trong phòng thí nghiệm + Bằng cách giảm số lượng vi sinh vật, việc thay băng cũng có thể làm giảm mùi hôi | Các vết thương tiết dịch từ vừa đến nhiều, như loét chân và bàn chân, loét tỳ đè, bỏng dày một phần, vết thương do phẫu thuật và chấn thương (*) |
Mepilex Transfer Ag | Băng chuyển dịch tiết kháng khuẩn: bao gồm lớp tiếp xúc vết thương Safetac và bọt polyurethane nén có chứa bạc sunfat và than hoạt tính | + Hấp thụ và chuyển dịch tiết ra, và duy trì môi trường vết thương ẩm + Khi có chất lỏng, chẳng hạn như chất tiết ra, các ion bạc được giải phóng, làm bất hoạt mầm bệnh liên quan đến vết thương trong tối đa 14 ngày, như thể hiện trong ống nghiệm + Bằng cách giảm số lượng vi sinh vật, việc thay băng cũng có thể làm giảm mùi hôi | Các vết thương tiết dịch từ ít đến nhiều như loét chân và bàn chân, loét tỳ đè, bỏng độ dày một phần, vết thương do phẫu thuật, có thể làm giảm mùi hôi (*) (**) |
(*) Có thể được sử dụng trên các vết thương bị nhiễm trùng như là một phần của chế độ điều trị dưới sự giám sát của chuyên gia chăm sóc sức khỏe
(**) Có thể được sử dụng dưới băng nén
Kết luận
Bỏng có nhiều nguyên nhân gây ra. Vết thương bỏng nặng sẽ làm suy yếu sức khỏe kèm theo đau đớn cực kỳ và thường là tình trạng ốm kéo dài gây ra đau khổ không những cho bệnh nhân mà còn cho cả gia đình của họ. May thay, trong một vài thập kỷ qua việc phòng ngừa, chăm sóc tích cực và phục hồi chức năng của bỏng đã có rất nhiều tiến bộ.
Có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc điều trị bỏng. Việc phân loại mức độ nghiêm trọng của bỏng để áp dụng điều trị đúng cách rất quan trọng. Ngày nay vấn đề kháng kháng sinh luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm, để hạn chế điều đó, người ta áp dụng cách kháng khuẩn tại chỗ song song với việc dùng kháng sinh.
Có thể kể đến là sử dụng băng vết thương có chứa bạc để kháng khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng băng không tốt hoặc kém chất lượng sẽ gây ra các hậu quả cho điều trị vết thương bỏng, đặc biệt là việc tháo gỡ băng gây ra đau đớn và stress, điều đó làm chậm quá trình lành thương, tăng thời gian và chi phí điều trị.
Với công nghệ Safetac – công nghệ về lớp dính silicone mềm – của hãng Molnlycke đã giải quyết những thách thức của ngành băng vết thương trong nhiều thập kỷ qua. Với ba loại băng chứa bạc có công nghệ Safetac: Mepilex Ag, Mepilex Border Ag và Mepilex Transfer Ag có khả năng giải phóng bạc liên tục trong 7 ngày và tiêu diệt 99.9% tất cả vi khuẩn, mỗi lần giảm đến log4 số lượng vi khuẩn.
Với những tính năng ưu việt, băng vết thương với công nghệ Safetac mang lại những giá trị tích cực trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, để sự ám ảnh và đau đớn khi sử dụng băng không còn tiếp diễn. Đây là điều mà chúng tôi luôn hướng đến cho mỗi sản phẩm của mình.
Nguồn tham khảo tài liều:
- Thực tế về thương tích: bỏng. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Quốc tế về Thương tích do Bỏng, 2006.
- Davies JW. Các hóa chất độc hại đối lập với mô của phổi: một khía cạnh của thương tích do thuốc xông được xem lại. Tạp chí Chăm sóc và Phục hồi chức năng Bỏng,1986, 7:213–222.
- Saffle JR, Davis B, Williams P. Các kết quả mới đây trong điều trị thương tích do bỏng ở Hoa Kỳ: một báo cáo từ sổ đăng ký bệnh nhân của Hiệp hội Bỏng Hoa Kỳ. Tạp chíChăm sóc và Phục hồi chức năng Bỏng, 1995, 16:219–232
- Lund C, Browder N. Ước tính các khu vực bị bỏng. Phụ sản phẫu thuật, 1944, 79:352–358.
- MacLennan N, Heimbach D, Cullen FB. Gây mê cho thương tích nặng do nhiệt độ cao. Gây mê học 1998, 89:749–770.
- Walton J, Mandara AR. Bỏng và hít phải khói. Gây mê và Y học chăm sóc đặc biệt, 2005, 6:317–321
- Nguyen NL và các cộng sự. Tầm quan trọng của việc làm mát tức thì: một loạt trưởng hợp bỏng ở trẻ em ở Việt Nam. Bỏng, 2002, 28:173–176
- Journal of Wound Care Vol 26 No 6 (Suppl. 1) June 2017 © MA Healthcare Ltd. Downloaded from magonlinelibrary.com by Deb Varljen on July 26, 2017.
Use for licensed purposes only. No other uses without permission. All rights reserved. - Điều trị bỏng như thế nào?. Bác sĩ Lương Quốc Chính-Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
- Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em (http://www.firechildren.org)
- Chẩn đoán và cấp cứu ban đầu bỏng – Ths. Bs. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai