Tại sao vết thương lên da non gây ngứa & Cách khắc phục

Chăm sóc vết thương là một quá trình cần nhiều sự tỉ mỉ và chính xác. Điều kì vọng nhất là vết thương có thể nhanh chóng lành lặn mà không xảy ra viêm nhiễm.

Tuy nhiên, ở giai đoạn vết thương gần lành hẳn lại xuất hiện tình trạng lớp da non mới được hình thành gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bị thương. Đôi khi, việc gãi hay chà xát quá nhiều vào những vết da non này còn làm tăng nguy cơ vết thương bị loét trở lại hoặc nhiễm trùng.

Chắc hẳn đã nhiều lần chúng ta tự hỏi “Tại sao vết thương lên da non lại ngứa? Và chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?”.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Ban sao cua Xanh duong dam Anh Chuc mung Sinh Nhat Bai dang Facebook 1


Lớp da bao bọc cơ thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tác động vật lí và hóa học từ bên ngoài ( nhiệt độ, bụi bẩn, chất hóa học,…).

Khi có những tổn thương xảy ra trên bề mặt, da sẽ khởi phát một loạt các quá trình tái tạo để khôi phục lại chức năng và tái tạo lại một cấu trúc da mới.

Quá trình này gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn Đông – cầm máu; Giai đoạn Viêm; Giai đoạn Tăng sinh; Giai đoạn Tái tạo ( Tìm hiểu thêm về Các giai đoạn lành thương tại: 4 Giai đoạn của Quá trình lành vết thương).

Cảm giác ngứa mà chúng ta cảm thấy khi lành thương chủ yếu diễn ra trong giai đoạn thứ ba (giai đoạn Tăng sinh).

Đây là giai đoạn tái tạo , mạch máu và cả các tế bào thần kinh bị mất đi trước đó.

Nó có thể kéo dài đến một tháng và có thể đi kèm với các dấu hiệu chữa lành bằng mắt thường như đóng vảy để bảo vệ các tế bào da non mới phát triển bên dưới.

Lớp da non này thường có màu hồng nhạt, khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương.

Thông thường, việc lên da non chỉ khiến người bị thương ngứa ngáy, khó chịu chứ không hề là biểu hiện của vấn đề phức tạp nào khác.

Tuy nhiên, việc thường xuyên cào, gãi hoặc cọ xát lên lớp da non này sẽ làm cho vết thương dễ dàng bị bong tróc và lở loét trở lại.

Ngoài ra, nếu ngứa đi kèm với đau nhức, sưng đỏ hoặc chảy mủ,…thì đó có thể là biểu hiện của nhiễm trùng, cần phải đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ sớm.


Nguyên nhân của vấn đề này là do đâu?

Nguyên nhân của việc vết thương bị ngứa khi lên da non được giải thích như sau:

Các sợi thần kinh bên dưới da rất nhạy cảm. Khi da đang ở trong trạng thái hoàn toàn lành lặn, mọi tác động cực kì nhẹ lên bề mặt da như một con côn trùng đậu, một sợi lông chạm vào,…chúng ta đều có thể cảm nhận được. 

Các vết thương đang lành cũng kích hoạt phản ứng tương tự, trong giai đoạn này sẽ có sự hồi phục của các mô tổn thương và khôi phục lại độ săn chắc cho da. Sự kích thích của các mô và mạch máu mới được hình thành sẽ tác động lên các mút thần kinh tại vùng da non.

Khi các dây thần kinh  truyền đạt thông tin này qua tủy sống, não sẽ diễn giải nó như một cơn ngứa.

Thủ phạm tiếp theo đứng sau những cơn ngứa khi lên da non chính là Histamin.

Khi vết thương sắp lành, cơ thể sẽ kích hoạt một phản ứng viêm nhẹ để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và các vật thể lạ còn lại ra khỏi vết thương.

Các Dưỡng bào ( Tế bào Mast) sẽ hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng Histamin trong giai đoạn này.

Việc tăng sinh Histamin sẽ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập và  thúc đẩy sự phát triển của tế bào da.

Tuy nhiên, khi Histamin được tiết ra quá mức, nó sẽ kích thích lên các mút thần kinh mới hình thành gây ra cảm giác ngứa tại vùng da đang lành.

Các mút thần kinh này sẽ truyền tính hiệu ngứa do Histamin gây ra đến não bộ.

Não bộ nhận tính hiệu và phản ứng ngay lập tức thông qua hành động phản xạ tự nhiên là gãi, cọ xát hay khảy các vảy tại vết thương.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngứa khi lên da non chính là Lớp vảy khô bao phủ vết thương.

Khi mới hình thành, lớp vảy bao phủ vùng da non thường ẩm và tương đối mềm, nhưng khi quá trình lành thương diễn ra, vảy có xu hướng khô đi.

Các vảy trở nên cứng và có thể cọ xát lên vùng da non, đồng thời kéo mạnh vùng da xung quanh vết thương một cách khó chịu.

Điều này kích thích cảm giác ngứa ngáy khiến nhiều người muốn gãi và lấy vảy.

Việc gãi ở vết thương đang lành có thể khiến chúng tái phát và việc bị tróc vảy làm tăng nguy cơ vết thương nhiễm trùng và tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng gay gắt và các chất kích ứng môi trường khác.

Vết thương bị ngứa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc vết thương trên da là lớn hay nhỏ, nông hay sâu.

Một số vết thương nông, miệng nhỏ như vết xước, vết đứt tay,…có thể không gây ra cảm giác ngứa.

Với những vết thương có mức độ tổn thương cao hơn thì việc ngứa ngáy khi lên da non là không thể tránh khỏi.

infected scab on knee
Việc gãi ở vết thương đang lành có thể khiến chúng tái phát và việc bị tróc vảy làm tăng nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng và tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng gay gắt và các chất kích ứng môi trường khác.

Cách hạn chế và xử lí việc ngứa khi lên da non bạn nên thực hiện

Việc ngứa do lên da non là thường xuyên gặp phải cho các loại vết thương, nhưng có một số biện pháp sau đây mà bạn có thể áp dụng để hạn chế những khó chịu do tình trạng ngứa này gây ra.

Thao tác chăm sóc vết thương đúng cách

Vết thương hở nên được xử lí và chăm sóc đúng cách ngay từ ban đầu cho đến khi lành hẳn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm trùng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lành thương diễn ra nhanh hơn.

Hãy đảm bảo rửa sạch vùng da tổn thương và loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn có thể dính vào vết thương.

Sau khi khu vực này sạch sẽ, nên lựa chọn băng gạc phù hợp để băng kín vết thương trong ngày đầu tiên hoặc lâu hơn để ngăn chặn bất kỳ hạt lạ hoặc vi trùng nào tìm đường xâm nhập trở lại.

Hạn chế tối đa việc để vùng da non tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với hóa chất, điều này sẽ khiến da dễ bị kích ứng và nhiễm trùng.

(Tìm hiểu thêm về Các bước chăm sóc vết thương tại: 04 bước chăm sóc vết thương tại nhà một cách hiệu quả)

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh ức chế việc sản sinh Histamin, giảm tình trạng ngứa  do hình thành da non. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Lựa chọn trang phục rộng rãi, mềm mại

Bằng cách lựa chọn các loại trang phục với chất liệu mềm mại, thoáng khí, chúng ta có thể hạn chế ma sát giữa quần áo và lớp vảy vết thương cũng như lớp da non.

Điều này sẽ tránh gây kích ứng lên vết thương gây ra cảm giác ngứa, đồng thời làm vết thương lâu lành hơn.

Ngoài ra điều này còn giúp giảm nguy cơ tích tụ mồ hôi xung quanh vết thương, giúp vết thương sạch sẽ và dễ chịu.

Chế độ dinh dưỡng hợp lí

Dinh dưỡng luôn luôn là một yếu tố không thể bỏ sót trong quá trình chăm sóc cho vết thương. Việc lưu ý trong sử dụng một số loại thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ cho vết thương mau lành hơn, đồng thời giảm thiểu bớt các triệu chứng ngứa trong quá trình hình thành da non:

  • Thịt là nguồn cung cấp Protein dồi dào, giúp cho vết thương mau chóng lành lại. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại thịt bò, thịt gà, hải sản bởi vì chúng sẽ kích thích làm tăng cảm giác ngứa ngáy, làm tăng nguy cơ để lại sẹo và thâm.
  • Cung cấp thêm Vitamin từ các loại rau xanh. Bổ sung các loại phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi,…giúp đề kháng và đẩy nhanh quá trình lành thương.
  • Nghệ giúp kháng viêm và hỗ trợ tái tạo tế bào, có hiệu quả tốt cho lành thương  và ngăn ngừa sẹo.
vitamincnb ugdc
Bổ sung các loại phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi,…giúp đề kháng và đẩy nhanh quá trình lành thương.

Tránh việc dùng tay sờ vào vết thương, gãi vết thương kể cả khi nó gây ngứa

Bàn tay chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những nơi có nhiều mầm bệnh. Việc chúng ta dùng tay gãi lên vùng da non chưa lành hẳn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến thời gian lành thương lâu hơn và để lại những vết sẹo xấu xí.

Vì thế, bạn hãy cố gắng đừng quá tập trung vào vết thương đang lên da non, chúng sẽ chỉ khiến bạn thêm cảm thấy ngứa và muốn gãi vết thương ngay.


Bài viết trên đây của chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin về nguyên nhân vì sao việc lên da non trong quá trình lành thương lại gây cảm giác ngứa, cũng như một số giải pháp để hạn chế và xử lí vấn đề này.

Hi vọng chúng tôi có thể đồng hành cùng bạn đọc trong những nội dung khác để có thể mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích hơn nữa!

Thủy Tiên