Ngăn ngừa & Điều trị Vết thương do tổn thương tỳ đè

Phòng ngừa và điều trị các tổn thương do tỳ đè (PU) luôn là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng ở tất cả các đơn vị y tế.

Vết thương do tỳ đè là những vùng da bị tổn thương (còn gọi là vết loét tỳ đè), nơi các mô mềm bị nén giữa phần nhô ra của xương và bề mặt cứng bên ngoài. 

Các vết thương và loét do tỳ đè mắc phải tại bệnh viện cũng như khi chăm sóc tại nhà ở giai đoạn muộn hoặc không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể gây tổn hại cho bệnh nhân, bao gồm cả đau đớn và tử vong sớm.

Việc điều trị cho các vết thương này cũng gây tốn kém không ít cho người nhà bệnh nhân.

Trên thế giới, tỷ lệ loét tỳ đè trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã được báo cáo nằm trong khoảng từ 0% đến 75%, tỷ lệ này chệnh lệch khá lớn giữa các quốc gia và cơ sở y tế tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc.

Tại Việt Nam, tỷ lệ này còn có phần cao hơn do điều kiện chăm sóc cũng như các kiến thức về việc phòng tránh các nguy cơ gây tỳ đè ở người chăm sóc và người bệnh còn hạn chế.

Ban sao cua Xanh duong dam Anh Chuc mung Sinh Nhat Bai dang Facebook


Những đối tượng nào có nguy cơ bị tổn thương tỳ đè?

    • Những người mắc bệnh lý nền như bệnh suy giảm tuần hoàn và tưới máu mô hoặc bệnh tiểu đường.
    • Một người phải nằm trên giường hoặc không thể di chuyển vì bệnh tật hoặc tình trạng sức khỏe hạn chế khả năng vận động (tai biến, chấn thương, bại liệt,…).
    • Một cuộc phẫu thuật kéo dài 3 giờ hoặc lâu hơn
    • Suy dinh dưỡng

Nguyên nhân của Tổn thương do tỳ đè

Biến dạng mô

Sự phát triển của loét tì đè là sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố bên ngoài (môi trường) và các yếu tố nội tại (tình trạng sức khỏe, bệnh lí nền).

Loét do tì đè được định nghĩa là tổn thương mô do áp lực (bên ngoài vào hoặc bên trong đẩy lên), lực ma sát, lực cắt (lực trượt) lên mô giữa bề mặt và phần nhô ra của xương.

Để hiểu cơ chế của tổn thương này, người ta phải xem xét tác động của các lực này ở cấp độ tế bào. Lực ép, lực ma sát và lực cắt (lực trượt) liên kết với nhau và có thể tác động đủ lực gây biến dạng lên tế bào để gây ra tổn thương cho các thành phần của tế bào như bộ xương tế bào.

Sự phá hủy này có thể dẫn đến việc màng tế bào không thể duy trì chức năng điều hòa vận chuyển các ion từ môi trường ngoại bào. Sự hỏng hóc của màng tế bào nhanh chóng dẫn đến chết tế bào. Cuối cùng, cái chết của nhiều tế bào mô dẫn đến sự hình thành các vùng mô bị hoại tử.

sadaaaaa

Thiếu máu cục bộ

Song song với tổn thương cấp độ tế bào như đã đề cập ở trên, người ta cũng phải tính đến ảnh hưởng của áp suất, lực ma sát và lực cắt đối với mạch máu của mô bị tổn thương.

Những lực này kết hợp trong một số trường hợp nhất định sẽ làm biến dạng và làm tổn hại đến khả năng của mạch máu để cung cấp đủ lượng oxy cho các mô (thiếu máu cục bộ) và cuối cùng là tế bào, dẫn đến tích tụ các chất thải, thay đổi pH tế bào và cuối cùng là chết tế bào.

Quá trình này thường được cho là phát triển trong một khoảng thời gian hàng giờ trái ngược với quá trình biến dạng tế bào là một quá trình nhanh hơn.

Vi khí hậu 

Một yếu tố bổ sung quan trọng trong sự phát triển của vết loét do tì đè là vi khí hậu tạo nên nhiệt độ và mức độ ẩm ở bề mặt da.

Nhiệt độ da tăng kết hợp với độ ẩm cao từ mồ hôi, nước tiểu hoặc dịch tiết ra từ vết thương có thể kết hợp làm tăng nguy cơ loét tì đè do tăng nhu cầu trao đổi chất của da, làm giảm sức đề kháng cơ học của da đối với các lực bên ngoài và tăng lực ma sát giữa da và một bề mặt hỗ trợ.

Nguy cơ phát triển loét tì đè của một cá nhân còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại như tuổi tác, khả năng tái định vị, trạng thái tinh thần, tình trạng dinh dưỡng, mức độ tưới máu mô và một loạt các bệnh đi kèm có thể có.


Một số vị trí dễ bị loét tì đè

Loét tỳ đè thường xảy ra tại những điểm mà xương nằm nhô ra gần với da, không có cơ bao bọc hoặc quá ít.

Một số vị trí dễ dàng bị tổn thương do tỳ đè tùy theo tư thế nằm:

  • Nằm ngửa: vùng xương chẩm (sau gáy), vùng xương cùng, vai, khuỷu tay, gót chân
  • Nằm nghiêng: ngực, đầu gối, mắt cá chân, hông ( nằm nghiêng về bên nào thì loét về bên ấy)
  • Nằm sấp: trán, chóp mũi, cằm, ngực, hai bên vai, phần hông phía trước, đầu gối, mũi chân.
Xanh mong ket Hien dai Hang thang Thuc don 2
Các vị trí thường bị tổn thương do tỳ đè trên cơ thể: Vai, ngực, xương cùng, đầu gối, khuỷu tay,đầu ngón chân, gót chân,…

Đánh giá & phân giai đoạn vết thương loét do tì đè

Việc đánh giá và phân loại giai đoạn tổn thương của vết loét tỳ đè là dựa trên hệ thống phân loại vết loét do tì đè quốc tế NPIAP / EPUAP. Để xác định được đúng phân độ tổn thương của vết loét, bác sĩ lâm sàng cần xác định độ sâu của vết thương, màu sắc nền vết thương, tình trạng nhiễm trùng, mức độ đau đớn của bệnh nhân cũng như bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân nào.

Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 1 Bang vet thuong dung dieu tri va phong ngua ton thuong do ty de Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 2 Phân độ I

Da vẫn nguyên vẹn, màu sắc da thay đổi so với vùng da xung quanh (từ hồng nhạt đến đỏ thẫm). Có thể khó phát hiện ở những người có tông màu da sẫm.

Khu vực này có thể bị đau nhức, cứng hoặc mềm hơn, ấm hoặc mát hơn so với vùng da lân cận.

Phục hồi nhanh nếu loại bỏ yếu tố gây tỳ đè.

Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 3 Bang vet thuong dung dieu tri va phong ngua ton thuong do ty de 1 Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 5 Phân độ II

Da bị tổn thương phần biểu bì đến hạ bì và có thể cả lớp mỡ dưới da. Nền vết thương màu đỏ hồng, chưa có giả mạc.

Vết thương có dạng như vết trầy, hố nông hoặc có thể biểu hiện ở dạng phồng rộp (bọng nước) chứa huyết thanh.

Có thể hồi phục nếu được chăm sóc tốt.

Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 6 Bang vet thuong dung dieu tri va phong ngua ton thuong do ty de 2 Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 7 Phân độ III

Mất toàn bộ độ dày của mô da. Lớp mỡ dưới da có thể nhìn thấy nhưng cơ, gân và xương không lộ ra.

Có hình thành giả mạc nhưng không che khuất độ sâu của mô bị mất. Nếu giả mạc che lấp vết thương thì sẽ xếp vào loại “Không thể xác định giai đoạn được”.

Sống mũi, tai, chẩm và các vùng không có mô dưới da có thể biểu hiện ở dạng loét nông. Ngược lại, các khu vực có nhiều mỡ có thể phát triển cực kỳ sâu, có thể bao gồm đường dò và hoại tử.

Vết loét ở giai đoạn III cần vài tháng để chữa lành.

Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 8 Bang vet thuong dung dieu tri va phong ngua ton thuong do ty de 3 Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 9 Phân độ IV

Mất toàn bộ mô dày của da. Lớp gân, cơ, dây chằng, sụn hoặc xương lộ ra ngoài và có thể sờ trực tiếp.

Một số phần của nền vết thương có thể hình thành các giả mạc (trắng đục đến đen). Nếu giả mạc che lấp vết thương thì sẽ xếp vào loại “Không xác định giai đoạn được”.

Thường xuất hiện đường hầm hay lỗ dò.

Sống mũi, tai, chẩm và các vùng không có mô dưới da có thể biểu hiện ở dạng loét nông. Ngược lại, các khu vực có nhiều mỡ có thể phát triển cực kỳ sâu.

Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 10 Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 1 Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 11 Tổn thương không thể xác định giai đoạn

Mất toàn bộ mô dày của da và toàn bộ nền của vết thương bị bao phủ bởi lớp giả mạc dày (vàng đục, xanh lá, nâu, xám, đen và có mùi hôi)

Cho đến khi giả mạc được loại bỏ, thì không thể xác định được độ sâu thực của vết thương và do đó không thể xác định được giai đoạn của vết thương (thường là giai đoạn 3 hoặc 4).

Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 12 Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 14 Dieu tri vet thuong do kien ba khoan dot voi Granudacyn Mepilex Border Ag 600 x 600 px 13 Nghi ngờ tổn thương mô sâu

Khu vực cục bộ có màu sắc thay đổi so với vùng da lân cận: từ đỏ thẫm đến tím và thường khó phát hiện ở những người có màu da sẫm.

Có thể có dạng vết phồng rộp chứa đầy máu do tổn thương mô mềm bên dưới do áp lực, lực trượt/ cắt. Các tổn thương này có thể tiến triển nhanh chóng và được bao phủ bởi một lớp giả mạc mỏng

Khu vực này có thể bị đau nhức, cứng hoặc mềm hơn, ấm hoặc mát hơn so với vùng da lân cận.

 


Các biện pháp điều trị vết loét do tổn thương tỳ đè

Đánh giá tình trạng vết thương

Để có thể đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp cho bệnh nhân, các chuyên viên y tế cần đánh giá mức độ tổn thương của vết loét gây ra bởi tình trạng tỳ đè ( tình trạng dịch tiết, mức độ nông – sâu, mùi hôi,…) cũng như là xem xét tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để có thể tiên lượng được khả năng bình phục của vết thương.

Bênh cạnh đó, việc lành thương có diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hay không còn phụ thuộc một phần lớn vào việc người nhà bệnh nhân có biết cách chăm sóc vết thương cũng như người bệnh hay không. Vì đa só các bệnh nhân bị loét do tỳ đè thường gặp các vấn đề khiến họ không thể chủ động trong di chuyển được ( tai biến, chấn thương,…).

Người nhà cần chú trọng những điều sau để giúp vết tỳ đè của bệnh nhân mau chóng lành lại:

  • Chú ý đến vấn đề vệ sinh của người bệnh ( tiểu tiện, đại tiện), vì việc các mầm bệnh từ phân/ nước tiểu dính vào vết thương hoặc vùng da xung quanh vết thương hay ngay cả vùng da lành lặn của bệnh nhân cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng ở vết loét hoặc khởi phát một vết loét mới ( đặc biệt là ở vùng cơ quan sinh dục, mông, hông).
  • Hỗ trợ bệnh nhân vận động nhẹ nhàng hoặc thường xuyên xoa bóp, xoay trở bệnh nhân nếu họ mất hoàn toàn khả năng vận động ( khoảng vài giờ 1 lần). Đồng thời, sử dụng gối kê, nệm để kê vào những vùng đã/ có nguy cơ tỳ đè ( khuỷu tay, gót chân, xương cùng, hông) để giảm thiểu áp lực lên các vùng này.
  • Chăn ga gối đệm cũng như quần áo hay các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da của bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ, xếp phẳng mềm mại để giảm lực nén và khả năng nhiễm khuẩn cho vết thương.
  • Các chỉ định về việc sử dụng thuốc kháng sinh của bác sĩ là hết sức quan trọng là cần phải tuân theo nghiêm ngặt
  • Quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân ( đặc biệt là các loại thực phẩm giúp hỗ trợ cho vết thương mau chóng lành)

Vệ sinh và làm sạch vết thương

Vết thương được làm sạch là yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình chăm sóc, đây là điều kiện thiết yếu để vết thương nhanh chóng lên mô hạt và tiến hành quá trình tái tạo phần mô tổn thương.

Vi khuẩn sẽ tăng tính nhạy cảm với kháng sinh trong vòng 24-72 giờ đầu sau làm sạch (chỉ loại bỏ được màng sinh học 25% nếu không được thực hiện thường xuyên). Vì vậy, cần loại bỏ triệt để các mô hoại tử, mô nhiễm bẩn bằng cắt lọc/ phẫu thuật chuyên khoa hoặc đơn giản nhất là rửa vết thương. 

  • Có thể rửa vết thương bằng nước ấm, nước muối sinh lí hoặc tốt hơn là các các loại dung dịch chuyên dụng lành tính có tính sát khuẩn để làm sạch vết thương.
  • Việc làm sạch các dụng cụ thao tác trước khi cắt lọc vết thương là rất cần thiết.
  • Trong trường hợp nặng, các mô xung quanh khu vực hoại tử thậm chí một phần cơ thể cần phải được loại bỏ để ngăn chặn sự lây lan của hoại tử.

Tìm hiểu thêm về các loại dung dịch rửa vết thương tại 11 loại dung dịch rửa vết thương thông dụng và đặc điểm của chúng

Băng vết thương

Băng vết thương được lựa chọn cho loại vết thương này cần đảm bảo khả năng kiểm soát dịch tiết, duy trì độ ẩm cho nền vết thương và hỗ trợ quá trình kéo da non diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, do tình trạng tỳ đè vẫn tiếp diễn nên các loại băng gạc có khả năng giảm thiểu áp lực lên vết thương và vùng da xung quanh cần được ưu tiên lựa chọn.

Một trong những hạn chế của các loại băng gạc truyền thông là thường xuyên phải thay đi thay lại nhiều lần, không có khả năng lưu và khóa giữ dịch tiết, làm cho vết thương quá ẩm từ đó tăng cao nguy cơ úng da cho cả nền vết thương và vùng da xung quanh.

Ngày nay, nhiều loại băng gạc tiên tiến được nghiên cứu để khắc phục các nhược điểm trên, vừa có thể đảm bảo duy trì đủ độ ẩm cho nền vết thương, vừa đảm bảo khô ráo cho vùng da lân cận và có thể lưu được trên vết thương trong khoảng thời gian lên đến vài ngày. Vừa giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân trong mỗi lần thay băng, vừa tiết kiệm chi phí cho người nhà bệnh nhân và thời gian cho người chăm sóc.

brand image sacrum and heel
Ngày nay nhiều loại băng gạc tiên tiến được phát triển để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các vết loét tỳ đè tại nhiều vị trí trên cơ thể ( gót chân, xương cùng cụt, hông, vai,…), vừa đảm bảo cung cấp độ ẩm cho nền vết thương, vừa hỗ trợ đẩy nhanh quá trình kéo da lại có thể lưu được trên vết thương trong suốt vài ngày.

Phòng ngừa tổn thương do tỳ đè

Vết loét do tỳ đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện và tăng khả năng tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên, rất may mắn rằng đây là một tình trạng có thể ngăn ngừa được từ sớm.

Yếu tố đầu tiên nhưng lại cực kì quan quan trọng đó chính là cần đánh giá chính xác những nguy cơ có thể gây ra tình trạng tỳ đè đối với bệnh nhân để từ đó đưa ra được những biện pháp can thiệp phù hợp.

Một số biện pháp có thể áp dụng để giảm rủi ro tỳ đè trên các bệnh nhân:

Vận động và thay đổi vị trí – Người chăm sóc nên thường xuyên giúp bệnh nhân vận động và thay đổi vị trí để giảm áp lực lên các vùng cơ thể. Việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ cũng cần được xem xét, ví dụ như sử dụng giường hoặc đệm, gối đặc biệt giúp bảo vệ làn da. 

molnlycke 4 920x415 1

Chăm sóc và làm sạch da đúng cách, điều quan trọng là phải kiểm soát mồ hôi, thói quen đi vệ sinh cũng cần được lưu ý. Rửa sạch da nhẹ nhàng, không chà xát da bằng miếng bọt biển hoặc vải sẽ làm da dễ dàng bị trầy xước do ma sát. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giữ cho da và cơ bắp khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa chấn thương do áp lực và thúc đẩy quá trình chữa lành nếu xảy ra chấn thương do áp lực.

Cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn:

  • Lượng calo nạp vào – Nếu không có đủ calo, có thể bị giảm khối lượng cơ và cân nặng.
  • Protein – Tăng lượng protein có thể giúp chữa lành vết thương do áp lực. Protein sửa chữa và duy trì mô và cơ.
  • Axit amin – Đây là các khối xây dựng của protein. Các axit amin Arginine và Glutamine rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương.
  • Nước – Cung cấp đủ nước đảm bảo chất dinh dưỡng được truyền khắp cơ thể.
  • Vitamin & Khoáng chất – Nhiều loại vitamin và khoáng chất có liên quan đến việc chữa bệnh. Ví dụ như vitamin K, C, vitamin nhóm B,…

Tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm tốt cho quá trình lành thương tại Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương

Thủy Tiên