CÔNG TY TNHH TTB - DC Y KHOA TÂN MAI THÀNH
11 loại dung dịch rửa vết thương thông dụng và đặc điểm của chúng
Trong quá trình chăm sóc vết thương, việc rửa vết thương bằng dung dịch chuyên dùng là yêu cầu cơ bản nhưng cực kì cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.
Tiêu chuẩn của các dung dịch rửa vết thương hở là có tác dụng sát khuẩn trên bề mặt vết thương, nhưng không làm tổn hại và tiêu diệt mô lành làm vết thương nặng hơn.
Các yêu cầu cơ bản của một dung dịch sát trùng vết thương đó là:
- Không làm tổn thương mô vết thương.
- Không gây độc cho cơ thể khi sử dụng trên diện rộng.
- Tiêu diệt được vi khuẩn, đặc biệt là phân hủy Biofilms – là lớp màng sinh học do các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút,..) và các tế bào dính vào nhau trên bề mặt vết thương.
- Có khả năng thấm sâu vào các tổ chức.
Ở bài viết dưới đây, Chuyên gia vết thương sẽ giới thiệu một số dung dịch sát trùng vết thương hiện tại đang được lưu hành trên thị trường cùng những đặc điểm của chúng:
Các loại nước rửa vết thương thông dụng hiện nay:
Nước muối sinh lí (NaCl 0,9%)
Đây là dung dịch sát trùng vết thương được sử dụng rộng rãi. Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn tốt, an toàn và không gây tổn thương tế bào lành hay gây nhiễm độc.
Dung dịch này không làm giảm gánh nặng sinh học hay cải thiện quá trình lành vết thương.
Có thể được dùng rộng rãi cho mọi loại vết thương và dùng phối hợp với các thuốc sát khuẩn khác như Hydrogen peroxide hay Povidine.
Cồn 70˚
Cồn 70 độ còn được gọi là Cồn y tế / Cồn ethanol, có công thức là C2H6O hoặc C2H5OH.
Dạng bào chế: Dung dịch.
Các loại dung dịch cồn từ 60% đến 90% đều có thể dùng để sát khuẩn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo nồng độ cồn 70% là sát khuẩn tốt nhất.Tỉ lệ 7:3 này được các nhà nghiên cứu tối ưu cho việc sát khuẩn, khi lượng này đủ để giữ cồn ở lại da lâu để sát khuẩn.
Cồn 90 độ thì có tỷ lệ nước thấp, bay hơi nhanh nên tuy có nồng độ cồn cao nhưng cồn 90 độ sát khuẩn không tốt bằng cồn 70 độ và dễ gây kích ứng da, nóng rát.
Cơ chế hoạt động của cồn: gây biến tính protein của vi sinh vật và diệt khuẩn, nấm và siêu vi nhưng không có tác dụng trên bào tử.
Cồn nồng độ cao cũng làm biến tính protein vi khuẩn nhưng cũng vô tình đã tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ phần bên trong của vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn.
Ngoài ra khi sử dụng các dung dịch này sẽ làm vùng da bôi lên bị khô, kích ứng da khi dùng nhiều lần.
Các chế phẩm chứa Iod
Iod có tác dụng làm kết tủa protein và oxy hóa enzym chủ yếu của vi khuẩn. Nó có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh.
Cồn Iod
Cồn Iod là dung dịch sát trùng gồm Iod, kali, Iodid và Cồn.
Cồn Iod có nhược điểm là gây sót, gây kích ứng da và nhuộm màu da. Bởi vậy không sử dụng dung dịch cồn iod có nồng độ trên 5% để sát trùng.
Cần hạn chế sử dụng loại dung dịch sát trùng này trên vùng da mặt, vùng da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không sử dụng cho vết thương sâu, hở miệng.
Povidon Iod
Dung dịch sát khuẩn vết thương Povidon Iod là phức hợp giữa Iod và Polyvinyl. Pyrolidon, trong đó có chứa 9 – 12% Idod.
Dung dịch này giải phóng Iod một cách từ từ và kéo dài tác dụng diệt khuẩn, virus, nấm, động vật đơn bào, kén và bao tử.
Dung dịch này có tác dụng kém hơn các chế phẩm chứa Iod tự do, nhưng lại ít độc hơn, bởi lượng Iod tự do thấp, dưới 1 phần triệu trong dung dịch 10%.
Để sát trùng vết thương và sát khuẩn ngoài da, thường sử dụng Povidon Iod 10%. Còn để súc miệng sử dụng dung dịch 1%.
Tuy nhiên, các sản phẩm thương mại thường chứa một số chất tẩy gây ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương, vì vậy nên rửa lại bằng nước, hoặc nước muối sinh lý sau khi dùng Povidon Iod.
Hydrogen peroxyd- H202 (Dung dịch oxy già):
Dung dịch sát trùng Hydrogen peroxide là một dung dịch không màu của Hydro peroxyde trong nước với các nồng độ khác nhau (1,5%, 3%, 6%, 27%, 30%).
Hydrogen peroxyde được sử dụng chủ yếu để sát trùng vết thương, vết loét, tẩy uế da, niêm mạc, rửa miệng trong điều trị viêm miệng cấp,súc miệng khử mùi,…
Hiện nay dung dịch này được dùng rất phổ biến và chủ yếu để rửa vết thương nhiễm trùng, giập nát nhiều, có dị vật… Nhưng chỉ được sử dụng trong giai đoạn sớm cần rửa trôi hết các dị vật dơ, mô dập nát… Hạn chế sử dụng khi vết thương đang lành tốt.
Dạng bào chế: Dung dịch.
- Để sát trùng da và vết thương chỉ sử dụng Dung dịch Hydrogen peroxyd có nồng độ 1,5%, 3%.
- Sát trùng dụng cụ sử dụng Dung dịch Hydrogen peroxide có nồng độ 6%.
- Dung dịch Hydrogen peroxide có nồng độ cao được sử dụng để pha thành các dung dịch loãng hơn, khi đó mới có thể sử dụng được.
Cơ chế hoạt động của Hydrogen peroxyd:
Khi sử dụng Hydrogen peroxyd để rửa vết thương chúng ta thường thấy có hiện tượng sủi bọt trên bề mặt vết thương.Hiện tượng này xuất hiện là do khi bị thương, máu và các tế bào tiết ra enzym catalase có tác dụng xúc tác cho phản ứng phân giải của Hydro peroxyd thành nước và oxy. Bọt trắng sủi lên chính là oxy mới được sinh ra trong phản ứng trên.
Oxy mới sinh đó có tác dụng oxy hóa rất mạnh, nó sẽ làm tổn thương lớp màng tế bào vi khuẩn, AND và một số thành phần khác của tế bào vi khuẩn. Đồng thời, hiện tượng sủi bọt cũng có tác dụng đẩy chất bẩn, mủ ra ngoài, nhờ vậy vết thương được làm sạch.
Hydrogen peroxide là một tác nhân oxy hóa. Điều này có nghĩa là nó có thể tiêu diệt hiệu quả các tế bào sống, như vi khuẩn, thông qua một quá trình được gọi là oxidative stress.
Nhưng điều này cũng có nghĩa là nó có thể làm hỏng các tế bào da của chính bạn, bao gồm cả nguyên bào sợi.
Nguyên bào sợi là các tế bào giúp tạo mô liên kết và sửa chữa vết thương.
Nguyên bào sợi đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Nếu khả năng chữa lành da của bạn bị suy yếu, bạn có nhiều khả năng bị sẹo.
Một nghiên cứu gần đây về các tế bào nguyên bào sợi cho thấy Hydro peroxide thực sự có thể làm chậm vai trò của nguyên bào sợi trong quá trình chữa lành vết thương.
Một nghiên cứu khác cho thấy Hydro peroxide can thiệp vào việc chữa lành vết thương và dẫn đến sự hình thành sẹo.
Dung dịch sát trùng Hydrogen peroxide không nguy hiểm, song trong quá trình sử dụng cần lưu ý một số điểm sau:
- Hydrogen peroxide có thể gây kích ứng và gây “bỏng” da và niêm mạc. Để rửa vết thương nhỏ chỉ cần nồng độ Hydrogen peroxide loãng đã có tác dụng sát trùng, do đó chỉ thường dụng loại có nồng độ 1,5%, 3%.
- Không được sử dụng Hydrogen peroxide để rửa vết thương đang lên da non, bởi nó sẽ gây tổn thương nguyên bào sợi, làm cho vết thương lâu lành hơn.
- Hydrogen peroxide chỉ được sử dụng cho các vết thương hở, không sử dụng với những vùng kín hoặc nhỏ vào các khoang kín của cơ thể vì khi oxy được giải phóng sẽ không thể thoát ra được, do đó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch hơi, tắc mạch khí.
- Hydrogen peroxide chỉ được sử dụng ngoài, không được uống bởi nó thể gây đầy bụng, ợ hơi hoặc có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm khác. Khi súc miệng cần phải súc thật nhanh, khi tẩy ống chân răng thì sử dụng bông tẩm dung dịch rồi tiến hành tẩy từng vị trí
Thuốc tím
Thuốc tím được làm dưới dạng bột, khi sử dụng hòa tan vào nước là có thể dùng được. Lấy bông y tế thấm dung dịch thuốc tím rửa vết thương trên da, bên ngoài để tiêu diệt một số loại vi khuẩn, sát trùng vết thương.
Thuốc tím còn được sử dụng để rửa rau sống. Tuy nhiên vẫn có một số loại sinh vật cứng đầu như trứng giun đũa, giun tóc,.. thường không bị tiêu diệt.
Thuốc đỏ
Thuốc đỏ là một dung dịch sát trùng vết thương, ngoài tác dụng này nó còn có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Mặc dù vậy, bạn không nên lạm dụng dung dịch này vì nó có chứa thủy ngân.
Sau khi sát khuẩn vết thương bằng nước Hydrogen peroxide hoặc cồn, bạn có thể dùng thuốc đỏ bôi lên vết thương. Nhưng với các vết thương diện rộng, vết thương sâu lại không nên sử dụng thuốc đỏ để sát khuẩn bởi thủy ngân tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Betaine 0,1% và Polyhexanide 0,1% (Prontoan)
Betaine có sức căng bề mặt thấp nên dễ dàng thâm nhập sâu trong mô giúp làm sạch vết thương, loại bỏ mô chết và biofilm. Còn Polyhexanide có tác dụng kháng khuẩn.
Dung dịch sát khuẩn này có các hoạt tính sau:
- Không cần lúc bơm rửa mạnh nó vẫn có thể loại bỏ được vi khuẩn và các mảnh vụn.
- Giảm hình thành giả mạc trên vết thương, kiểm soát nhiễm khuẩn và biofilms.
- Với vết loét mãn tính: nó có tác dụng kích thích liền sẹo, giảm kích thước vết thương.
- Có tác dụng kích thích tạo mô hạt, không gây tổn thương mô hạt mới.
- Có tác dụng giảm tiết dịch vết thương, giảm mùi, mô xung quanh giảm sưng, nóng, đỏ, đau.
Hai loại dung dịch sát khuẩn này được sử dụng để:
- Sát khuẩn ngoài da.
- Sát khuẩn kết mạc, niêm mạc, phúc mạc, khoang màng phổi.
- Sát khuẩn bề mặt vết thương mạn tính.
- Sát khuẩn vật liệu cấy ghép.
- Polyhexanide/betaine có độc tính trên tế bào sụn, có thể gây chết tế bào sụn. Chính vì vậy với các vết thương khớp chỉ nên sử dụng dưới 15 phút, với các trường hợp phẫu thuật khớp cần rửa ngay trước khi đóng vết thương.
Berberin 0,1%
Berberin đã được nghiên cứu từ rất lâu, đây là một loại alcaloid.
Nhiều nước đã sử dụng berberin để điều trị bệnh đường ruột, tiêu chảy, bệnh gan mệt và rửa các vết thương.
Berberin có hoạt tính:
- Tiêu diệt vi khuẩn như: E.coli, S.aureus.
- Kiểm khuẩn: P.aeruginosa
- Điều trị tại chỗ: berberin làm giảm viêm, giảm phù nề, ức chế một số vi khuẩn.
- Đối với vết thương bỏng: berberin có tác dụng trong mọc mô hạt, tăng số lượng nguyên bào sợi và tân mạch, tạo thuận lợi cho việc ghép da.
Acid Hypochlorous (HOCl)
Acid Hypochlorous (HOCl) được tìm thấy bởi một chuyên gia hóa học người Pháp Antoine Jerome Balard vào năm 1834.
Trong hơn 100 năm. Vào đầu những năm 1900 trong Thế chiến, hỗn hợp Acid Hypochlorous đã được sử dụng để khử trùng vết thương lâm sàng và bình thường.
Acid Hypochlorous là một axit yếu có khả năng kháng khuẩn đáng kinh ngạc. Hiện nay, nó được được FDA chấp thuận để sử dụng trong các mặt hàng chăm sóc vết thương lâm sàng.
Bên cạnh đó, nếu được sản xuất theo cách thích hợp, chất khử trùng Acid Hypochlorous cũng có khả năng tẩy rửa / làm sạch mạnh mẽ như nhiều vật dụng dễ tiếp cận khác với lượng hóa chất độc hại có thể giết chết cao hơn rất nhiều.
Acid Hypochlorous cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nó giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, sinh vật và nhiễm trùng bao gồm Listeria monocytogenes, Escherichia coli và Salmonella enterica. Nó thậm chí còn có khả năng chống lại sự lây nhiễm của virus đang gây ra đại dịch COVID-19.
A. Công thức
Acid Hypochlorous, còn được gọi là axit monoxocloric (I), là một hợp chất hóa học có công thức HClO. Nó là một phân tử đơn giản với oxy trung tâm kết nối với các nguyên tử clo và hydro thông qua các liên kết đơn giản.
B. Tính chất
Axit hypochlorous là một oxacid clo, có hóa trị (I). Axit Hypochlorous (HOCL) là một chất oxy hóa mạnh, trong dung dịch nước, nó phân ly thành H + và OCl–:
Cl2 + H2O ⇌ HOCl + H+ + Cl–
HOCl ⇌ H+ + OCl-
Cl2 = chlorine; H+ = hydrogen ion; H2 0 = water; HOCl = hypochlorous acid; OCl- = hyperchlorite ion
Hoạt động diệt vi sinh vật của dung dịch clo chủ yếu được quy cho HOCl không phân ly.
Tuy nhiên, khi độ pH của dung dịch tăng lên, hoạt tính diệt vi sinh vật giảm, song song với việc chuyển HOCl không phân ly thành OCl-.
Ở pH 4–6, HOCl là loại chiếm ưu thế. Khi độ pH tăng lên, OCl- được hình thành, và ở độ pH sinh lý (khoảng 7,4) HOCl và OCl- được thể hiện với số lượng xấp xỉ bằng nhau.
C. Cơ chế hoạt động của Acid Hypoclorous trong quá trình thực bào của cơ thể
Trong cơ thể, Acid Hypochlorous (HOCl) tồn tại như một thành phần nội sinh tự nhiên ở người và động vật và là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh.
Acid Hypochlorous được sản xuất bởi bạch cầu hạt trung tính, loại tế bào bạch cầu phong phú nhất ở động vật có vú. Tham gia vào bước cuối cùng của Con đường oxy hóa trong cuộc chiến chống nhiễm trùng và sự xâm nhập của các chất lạ.
Khi một tế bào phát hiện sự xâm lấn của một chất lạ, nó sẽ trải qua quá trình thực bào, trong đó bạch cầu trung tính nuốt và nội hóa các vi sinh vật hoặc các hạt lạ.
Sự kiện thực bào này dẫn đến việc tiết ra các loại oxy phản ứng và các enzyme thủy phân liên quan đến việc kích hoạt enzym NADPH oxidase, tạo ra một lượng lớn superoxide. Loại oxy phản ứng cao này bị phân hủy thành hydrogen peroxide, sau đó được chuyển thành Acid Hypochlorous (HOCl).
Acid Hypochlorous là một chất oxy hóa mạnh, có đặc tính diệt khuẩn và tiêu diệt các mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn và nấm. Trong dung dịch nước, nó phân ly thành H + và OCl–, làm biến tính và tập hợp protein.
Axit Hypochlorous (HOCL) cũng tiêu diệt virus bằng cách khử trùng bằng clo bằng cách hình thành chloramine và các gốc tập trung nitơ, dẫn đến đứt gãy DNA sợi đơn cũng như chuỗi kép, trở thành nguyên nhân khiến axit nucleic vô dụng và virus vô hại.
Mặc dù có hoạt tính đáng kể của HOCl chống lại vi sinh vật, nó không gây độc tế bào đối với tế bào người hoặc động vật. Điều này có lẽ liên quan đến sự hiện diện nội sinh của nó trong hệ thống miễn dịch của tế bào động vật có vú. (Kavros, S.F.).
Làm sao để chọn được dung dịch rửa vết thương phù hợp?
Tùy theo từng loại vết thương và từng giai đoạn lành vết thương mà lựa chọn dung dịch rửa vết thương thích hợp:
- Vết thương nhỏ, nông, sạch, đơn giản: rửa bằng nước muối sinh lý, cồn 700, povidine pha loãng, Acid Hypochlorous. Thường không cần khâu và có thể xử trí tại nhà.
- Vết thương sạch hoặc vết mổ sạch: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidine pha loãng, Acid Hypochlorous có thể khâu kín vết thương.
- Vết thương nhiễm trùng, có dị vật dơ, giập nát mô mềm nhiều: cần rửa nhiều lần với nước muối sinh lý, povidine và cả Hydrogen peroxide, Acid Hypochlorous. Sau khi rửa sạch cần được cắt lọc kỹ và để hở vết thương.
GRANUDACYN® – Giải pháp hỗ trợ chăm sóc vết thương cấp và mạn tính
Dung dịch rửa vết thương Granudacyn® của hãng Molnlycke® được chiết xuất từ Acid Hypochlorous – là một chất do cơ thể tự sản xuất để tiêu diệt vi khuẩn; không gây độc tế bào mô.
Cơ chế Dung dịch rửa vết thương Granudacyn tiêu diệt vi khuẩn theo phương pháp cơ học:
Acid Hypochlorous (HOCl) là chất được tạo ra tự nhiên trong cơ thể người bởi bạch cầu trung tính neutrophil nên có tính tương thích sinh học cao với cơ thể. Vì thế, Granudacyn® không gây độc tế bào người mà chỉ phá vỡ và tiêu diệt các tế bào ngoại lai, tế bào vi khuẩn.
Do bản chất nhược trương của dung dịch, dung dịch Granudacyn® bao quanh các vi sinh vật và HOCl thẩm thấu qua thành tế bào. Áp lực bên trong tăng lên khiến tế bào bị phá vỡ và tiêu diệt.
1.Phá vỡ cấu trúc thành tế bào:
Dung dịch tưới Granudacyn® bao quanh các vi sinh vật và Acid Hypochlorous xâm nhập vào thành tế bào của vi sinh vật, làm tăng tính thấm của nó. |
|
2.Quá trình thẩm thấu dẫn đến vỡ tế bào:
Bản chất nhược trương của dung dịch tưới Granudacyn® làm cho nước chảy vào các tế bào. Áp lực bên trong ngày càng tăng khiến tế bào bị vỡ ra. |
Ở pH trung tính, nhờ nồng độ HOCl/NaOCl (50:50) mà dung dịch được bảo quản tối ưu, không sản sinh thêm chất chlorate làm biến chất dung dịch.
Tính năng nổi bật của Granudacyn®
- Làm sạch vết thương theo phương pháp cơ học
- Không gây đau rát khi sử dụng
- Độ pH trung tính, có thể để trong cơ thể mà không cần rửa lại
- Không gây độc tế bào, không gây kích ứng và giảm mùi hôi của vết thương
- Phòng ngừa các vi khuẩn Gram +/-, vi-rút, nấm và mầm bệnh
- Lựa chọn đầu tiên để rửa xoang phúc mạc
- Có thể áp dụng cho các mô thần kinh trung ương, mắt, tai, mũi, gân sụn và xương
- Hạn sử dụng dài 60 – 90 ngày sau khi mở nắp.
Chỉ định sử dụng
- Các vết thương mãn tính ở bất kỳ độ sâu nào: loét chân tiểu đường, loét tỳ đè, loét tĩnh mạch,…
- Các vết thương cấp tính: vết cắt, vết rách, trầy xước,…
- Vết thương phẫu thuật
- Các vết thương lộ sụn, gân, dây chằng, xương
- Bỏng độ 1 và 2
- Loét phóng xạ
- Lỗ rò và áp xe
Hiệu quả sử dụng Granudacyn® phối hợp với các sản phẩm chăm sóc vết thương khác của hãng Molnlycke:
Trên đây là những thông tin tổng hợp về các loại dung dịch rửa vết thương, mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của từng loại dung dịch sát khuẩn và áp dụng một cách hiệu quả!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Thủy Tiên
Nguồn:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cach-su-dung-dung-dich-sat-khuan-vet-thuong/
http://sisvietnam.vn/bac-si-ngoai-khoa-huong-dan-lua-chon-dung-dich-rua-vet-thuong-ho/
https://www.researchgate.net/publication/23766583_Mechanisms_of_Delayed_Wound_Healing_by_Commonly_Used_Antiseptics/
https://www.researchgate.net/publication/271955169_Hydrogen_Peroxide_and_Wound_Healinghttps://www.faim.org/the-use-of-hypochlorous-acid-solution-in-wound-management