04 bước chăm sóc vết thương tại nhà một cách hiệu quả

Chăm sóc vết thương hở tại nhà là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, vì mặc dù không  đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhưng nếu không biết cách chăm sóc, chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể, nguy hiểm có thể dẫn đến nhiễm trùng gây hậu quả nghiêm trọng. 

asian mother treating injured daughter with antiseptic home 8595 21198

Vết thương hở là loại vết thương thường gặp nhất của con người  trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày. Chúng được định nghĩa là các vết cắt hoặc vết trầy da khiến mô bên trong cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài.Thông thường vết thương nhỏ không quá nghiêm trọng sẽ được chăm sóc điều trị tại nhà. 

Điều cơ bản nhất trong chăm sóc vết thương hở trên da là làm sao cầm máu, chống vi khuẩn xâm nhập và tạo điều kiện cho da liền sẹo. Mục tiêu chăm sóc vết thương ban đầu:

  • Cầm máu nhanh
  • Hạn chế tối đa nhiễm khuẩn
  • Chăm sóc vết thương hở mau lành
  • Hạn chế sẹo

Vì vậy bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước chăm sóc vết thương hở tại nhà như thế nào cho hiệu quả.


Bước 1 – Rửa tay thật kỹ

Chỉ với một động tác rửa tay, bạn đã có thể giảm thiểu tới 35% khả năng lây lan của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn cho vết thương.

  • Trước khi thực hiện các thao tác xử lí vết thương thì việc vệ sinh tay sạch sẽ là rất quan trọng.
  • Nên làm sạch tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay. Sau đó, nếu có thể, hãy sử dụng găng tay y tế dùng một lần để chạm vào các vết thương hở.
    QUY TRINH 6 BUOC RUA TAY THUONG QUY
    Quy trình 06 bước rửa tay thường quy

Bước 2 – Cầm máu cho vết thương

  • Dùng một miếng băng hoặc vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương, đồng thời tác động lực ép trực tiếp để cầm máu.
  • Nếu vết thương chảy máu quá nhiều mà không có sẵn băng gạc tại chỗ, có thể dùng chính bàn tay của nạn nhân hay người hỗ trợ để ép vết thương lại.
  • Nên nâng cao vùng bị tổn thương hơn mức của tim nhằm giảm áp lực máu tới khu vực này.

Bước 3 – Rửa và làm sạch vết thương

A – Lựa chọn nước rửa vết thương phù hợp

Hiện nay rất nhiều người vẫn có thói quen sử dụng oxi già để rửa vết thương mặc dù nó được các nhân viên y tế sử dụng hạn chế và chỉ được dùng trong một số trường hợp như: lấy dị vật từ vết thương, cầm máu…

Oxy già là một chất oxy hóa mạnh có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí (những vi khuẩn cần điều kiện ít oxy để phát triển) và giúp thủy phân các protein và chất béo cấu tạo vi khuẩn.

Tuy nhiên đối với vết thương hở, dung dịch này lại có tính sát khuẩn quá mạnh, ngoài tác dụng diệt khuẩn, chúng cũng tiêu diệt các bạch cầu, tiểu cầu thậm chí là các mô mới lành. Điều này khiến vết thương lâu lành hơn, thậm chí còn tao nguy cơ nhiễm trùng.

Có thể  sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, hoặc nước muối ấm nhạt. Tuy nhiên, nước muối sinh lí có nhược điểm là nó không làm sạch các vết thương bẩn, có hoại tử hiệu quả như các dung dịch khác.

Các báo cáo ghi nhận tỷ lệ nhiễm trùng vết thương tương tự giữa sử dụng nước muối so với nước máy ở người lớn và trẻ em. Cần lưu ý thời điểm mở nắp vì vi khuẩn có thể phát triển trong 24 giờ sau thời điểm đó.

Granudacyn
Dung dịch rửa vết thương Granudacyn® của hãng Molnlycke® được chiết xuất từ Acid Hypochlorous – là một chất do cơ thể tự sản xuất để tiêu diệt vi khuẩn; không gây độc tế bào mô. Có tác dụng nhanh chóng trong 15 – 60 giây, Sử dụng được trên các mô thần kinh, mắt, mũi, hốc tai, miệng, gân, sụn, và xương.

B – Kỹ thuật rửa vết thương

Rửa vết thương theo đường thẳng từ đỉnh đến đáy và thao tác từ trong ra ngoài, từ vết cắt theo đường thẳng chạy song song với vết thương. Luôn rửa từ vùng sạch đến vùng ít sạch và sử dụng tăm bông hoặc miếng gạc cho mỗi lần lau theo chiều đi xuống.

Đối với một vết thương đã mở, làm ẩm miếng gạc bằng một tác nhân làm sạch và vắt khô dung dịch thừa, rửa vết thương bằng 1,2 vòng tròn hay cả vòng tròn đi từ trung tâm ra phía ngoài.

Nên rửa vết thương tối thiểu 2,5cm vượt qua phần cuối của gạc mới, hoặc vượt qua rìa của vết thương là 5cm. Chọn miếng gạc đủ độ mềm để đưa vào chạm bề mặt vết thương.

Miếng gạc có thể bằng chất tổng hợp hoặc cotton (cotton thường được sử dụng hơn vì nó có kẽ hở lớn, chúng giữ lại chất làm ẩm và phù hợp với vết thương).

Sau khi rửa vết thương hở sạch sẽ, cần xem xét vết thương, nếu vết thương có dị vật cần nhẹ nhàng lấy dị vật ra khỏi vết thương. Lúc này có thể dùng dung dịch oxi già, vì cơ chế rửa vết thương của oxi già là gây sủi bọt, từ đó dị vật được đẩy ra cùng với bọt và nếu không được đẩy ra thì lúc này dị vật cũng sẽ dễ dàng lấy ra hơn bình thường.

Nếu vẫn không thể lấy được dị vật, nếu dị vật to hoặc nhiều dị vật cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.


Bước 4 – Kỹ thuật băng vết thương

Có thể áp dụng băng hoặc không băng vết thương tùy tình huống:

A – Trường hợp phải băng kín vết thương

Là tạo ra môi trường thích hợp cho sự lành vết thương do băng hấp thu dịch tốt, giúp bảo vệ vết thương không bị va chạm, tổn thương. Thay băng mới cũng là hình thức tránh mô mới mọc sâu vào băng cũ, khi tháo băng điều dưỡng có thể tạo vết thương mới trên mô hạt mới hình thành.

Băng kín vết thương cũng giúp bảo vệ vết thương không bị ô nhiễm từ bên ngoài như bụi, không khí ô nhiễm, dị vật. Vết thương quá ướt hay quá khô đều làm chậm lành vết thương nên việc băng vết thương giúp duy trì độ ẩm thích hợp trên bề mặt vết thương.

Ngoài ra, băng kín vết thương cũng giúp cầm máu khi băng ép hay nẹp bất động vết thương, và trên hết, băng vết thương thường tạo cho người bệnh cảm giác an tâm.

B –  Trường hợp không cần băng vết thương

Không dùng băng dán cũng có ích lợi cho vết thương như loại trừ những điều kiện giúp vi khuẩn mọc (ẩm, ấm, tối). Với một vết thương không băng giúp điều dưỡng quan sát, theo dõi diễn biến tình trạng dễ dàng, dễ tắm rửa.

Như đã nói, việc tháo băng không đúng cách cũng có nguy cơ tạo thêm vết thương cho người bệnh nên việc không thay băng là tránh tổn thương thêm cũng như tránh dị ứng băng dính và tiết kiệm bông băng, dung dịch…

Để áp một băng gạc mới lên vết thương:

  • Cần đặt gạc nhẹ nhàng vào trung tâm vết thương, nới rộng ra hai bên tối thiểu là 2.5cm so với mép vết thương.
  • Những vết thương đang rỉ dịch nhiều một băng gạc hút nước có nhiều lớp phía trên gạc, có thể áp 2 đến 3 lớp để hút dịch cho đến khi đổi băng gạc kế tiếp.
  • Khi băng gạc đã được đặt vào chỗ, điều dưỡng nên tháo găng ra để tránh băng keo dính vào găng.
  • Gắn chặt mép gạc vào da của người bệnh bằng băng keo, hoặc làm chặt băng với một nút thắt, băng co giãn, sao cho người bệnh thấy thoải mái.
  • Rửa vết thương và băng lại mỗi ngày hoặc khi bị bẩn cho đến khi lành.

(Hướng dẫn sử dụng các loại băng dán vết thương của hãng Molnlycke®
https://www.youtube.com/channel/UC4wSxfyrkaL8E2wbSn07lsQ)


Những lưu ý trong quá trình băng vết thương

  • Nếu vết thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, bị dính nhiều chất bẩn, vết thương ở những vùng phức tạp (như mắt, hậu môn, sinh dục), vết thương có đường đứt da ngóc ngách hoặc nguyên nhân gây thương tích là những dụng cụ bẩn (như: đinh sắt, mảnh sành…) thì hãy rửa qua vết thương bằng nước sạch, băng chặt vết thương bằng bông băng y tế để cầm máu. Sau đó khẩn trương đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất.
  • Trong mọi trường hợp, dù vết thương nông hay sâu tuyệt đối không được băng bằng vải bẩn, giẻ bẩn. Bởi, nó sẽ là chiếc cầu dẫn đường cho vi khuẩn, các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập cơ thể.
  • Không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở
  • Không rửa vết thương hở với cồn hay oxy già
  • Xử lý gọn gàng và sạch sẽ các băng gạc và dụng cụ y tế, tránh gây nhiễm khuẩn
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế trong các trường hợp sau: Vết thương lớn và chảy máu quá nhiều; Vết thương có biểu hiện nhiễm trùng như sưng, đau, nổi đỏ; Vết thương chảy mủ; Sốt trên 38 độ C.
  • Bên cạnh việc chăm sóc vết thương, cần quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hằng ngày và bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ lành thương sớm là hết sức cần thiết.

Tóm lại

Quy trình chăm sóc vết thương hở tại nhà được tóm tắt như sau:

1. Rửa tay thật sạch trước khi thao tác xà phòng hoặc nước rửa chuyên dụng

2. Rửa sạch vết thương bằng dung dịch không gây hại với mô cơ thể và dùng nhíp hoặc kẹp gắp các mảnh bẩn ra

3. Lau khô vết thương bằng gạc sạch

4. Đắp băng gạc thích hợp sau đó băng lại

Trên đây là các thông tin về việc chăm sóc vết thương hở tại nhà như thế nào cho hiệu quả, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Mong rằng có thể mang đến cho quý khách những kiến thức hữu ích.

Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc vết thương của hãng Monlycke® Health Care, xin vui lòng liên hệ Hotline của Chuyên gia vết thương để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tina Vo


Nguồn tham khảo:
https://pkgdvietuc.com/mot-so-luu-y-khi-tu-cham-soc-vet-thuong-ho-tai-nha/
https://text.123doc.net/document/5936598-cham-soc-vet-thuong-man-tinh.htm
https://vjcare.com/nguyen-tac-cham-soc-vet-thuong-co-ban-dieu-duong-can-biet/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/so-cuu-vet-thuong-thung-ho-bi-chay-mau/
https://www.123doc.net/document/1770312-cham-soc-vet-thuong-tai-nha-docx.htm