Chứng ngưng thở khi ngủ (OSA)

Có rất nhiều bệnh tật liên quan tới triệu chứng rối loạn hơi thở trong giấc ngủ. Hầu như không có cơ quan nào trong cơ thể không bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu oxy liên tục ban đêm.
Từ “apnea” theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không thở”, đối với ngưng thở khi ngủ (OSA) có nghĩa là ngưng thở tạm thời do thanh quản đóng trong thời gian ít nhất 10s và có thể vượt quá 1p, 100 lần/giờ.Giấc ngủ thường có chức năng phục hồi cấu trúc liên kết não, vào ban đêm bạn “nạp pin cho não” giống như điện thoại vậy.
Khi hiện tượng ngưng thở xuất hiện thường xuyên, khả năng phục hồi bị giảm và ảnh hưởng đến não. Giấc ngủ sẽ bị làm phiền bởi những cơn ác mộng, tỉnh giấc thường xuyên, nghẹt thở, hồi hộp và mệt mỏi khi tỉnh giấc.
Chứng ngưng thở khi ngủ (OSA)
Dẫn đến hậu quả ban ngày có thể là nhức đầu, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, khó chịu, mất ham muốn tình dục và đôi khi bất lực. Còn nghiêm trọng hơn khi bạn ngủ gật ở nơi làm việc cũng như lúc tham gia giao thông dẫn đến tai nạn.
Chứng ngưng thở có thể xảy ra ở trẻ em làm suy giảm hiệu suất học tập, chậm phát triển, thần kinh bất thường,… Tồi tệ nhất là khi ngưng thở kéo dài hơn 20s – 30s gây ra sự sụt giảm oxy trong máu (suy giảm độ bão hòa oxy), mức giảm tỷ lệ thuận với thời gian ngưng thở.
Tưởng tượng bạn tắt và khởi động lại tủ lạnh ở nhà của bạn 1 lần 1 phút, 10 giờ 1 ngày trong 365 ngày 1 năm. Bây giờ bạn hãy xem chứng ngưng thở lúc ngủ tương tự như vậy: nó sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, đưa đến não và các bộ phận trong cơ thể lượng máu không cung cấp đủ năng lượng. Với tình trạng như vậy, 60% những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ xảy ra đột quỵ, đôi khi xảy ra nhiều hơn 1 lần và trên thực tế gần như 100% những đối tượng này bị tái phát.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó, 50% – 70% đối tượng ngưng thở khi ngủ có huyết áp cao thường không còn đáp ứng với liệu pháp truyền thống, 50% bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn nhịp tim và 30% có thể bị nhồi máu cơ tim cấp tính, vấn đề ở đây là những tình trạng trên thường xảy ra cùng nhau. Nếu xuất hiện khả năng phát triển suy tim điều đó có nghĩa có nguy cơ tử vong đột ngột cao trong khi ngủ.
Nó vẫn chưa là tất cả, tình trạng thiếu oxy trong lúc ngủ do không dung nạp insulin kháng glycidol (tiền tiểu đường) và tiểu đường, tăng chất béo trung tính, cholesterol và béo phì, làm trầm trọng hơn các tình trạng như tăng đường huyết, tăng chất béo trong máu, tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp có tỷ lệ mắc 80% ở những người OSA và có nguy cơ cao về các biến cố tim mạch hoặc tử vong.
Vấn đề nghiêm trọng hơn đối với các đối tượng OSA là họ điều trị riêng từng triệu chứng thay cho việc điều trị ngưng thở. Ví dụ một người OSA có thể bị rối loạn nhịp tim do cấy máy tạo nhịp tim trong khi đó chỉ cần sử dụng máy áp lực dương liên tục (CPAP) để điều trị. Hoặc một người bị đột quỵ do OSA nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ tái phát cao, thậm chí những người bị huyết áp cao hoặc tiểu đường buộc phải uống nhiều loại thuốc mà không cải thiện thay vào đó điều trị CPAP sau đêm đầu tiên có thể làm giảm huyết áp 10 mmHg và đường huyết 10 g/dL.
Cho đến nay OSA được biết là tăng nguy cơ ung thư nhưng không ở mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra gần đây có nhiều công bố đưa ra mối quan hệ giữa OSA và đau mãn tính, cơn đau làm phân mảnh giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ, hơn nữa loại thuốc giảm đau nhóm opioid được sử dụng có thể làm chứng ngưng thở trầm trọng hơn.
Máy đo chức năng hô hấp Spirodoc thực hiện phân tích độ bão hòa giấc ngủ và ghi nhớ các sự kiện cũng như vị trí cơ thể. Thông qua các tham số như: chỉ số bão hòa (ODI), tình trạng SpO2, bão hòa (giá trị trung bình, thời gian trung bình, thời gian tối đa, đỉnh Nadir), tổng xung biến thế, chỉ số nhịp tim, NOD 4% / 89% / 90%,… cho phép chẩn đoán nhanh, chính xác và đáng tin cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Biên dịch: Hồng Thắm
Nguồn: MIR