Bỏng trẻ em – Nguyên nhân và cách xử lý

Bỏng trẻ em - Nguyên nhân và cách xử lý

Trong quá trình phát triển tư duy và thể chất, trẻ em luôn muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Việc sờ chạm, cầm nắm những đồ vật mới lạ là cách trẻ em tiếp nhận kiến thức một cách bản năng nhất.

Thế nhưng không phải tất cả mọi vật đều an toàn. Có những lúc cha mẹ hay người chăm sóc không để ý, trẻ em có thể bị bỏng do tính tò mò và hiếu kỳ của mình.

> Xem thêm: Những lưu ý trong điều trị bỏng

Những tác nhân gây bỏng ở trẻ em

Bỏng là gì?

Bỏng được định nghĩa là một thương tích đối với da, mô dưới da hoặc cơ quan khác do nhiệt gây ra. Nó xảy ra khi các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy bởi chất lỏng nóng (bỏng nước), các chất rắn nóng (bỏng tiếp xúc), hoặc ngọn lửa (bỏng do lửa).

Bỏng có thể do nhiệt (bỏng nước, bỏng tiếp xúc, bỏng do lửa, hỏng hóa chất, bỏng điện) hoặc do hít phải (hít thở khí, hơi nước, chất lỏng nóng hoặc các sản phẩm độc hại cháy chưa hết gây ra; chúng gây ra thương tích về nhiệt hoặc hóa chất cho khí quản và phổi và kèm theo là bị bỏng da trong khoảng 20% – 35% các ca).

Các thương tích cho da hoặc các mô cơ quan khác do bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với hóa chất cũng được coi là bỏng.


Bỏng trẻ em bởi người lớn thiếu để ý

Một ngày nọ bạn đang tất bật chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Bát canh nóng đang đặt trên bàn, chỉ một giây không để ý, bàn tay nhỏ của con bạn đã nằm ngập trong bát canh nóng bởi bản tính thích khám phá.

Bàn ủi mới sử dụng xong, đèn dầu, đèn cầy, bếp than, bếp củi hay dây điện bị hở là những vật dụng có thể làm bỏng nếu các em vô tình chạm vào.

Đó là một trong những nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em, cần luôn cách ly các vật có thể gây bỏng xa tầm tay trẻ em. (Ảnh: Internet)

Trẻ con vốn tính hiếu động, ưu khám phá, chúng thích lục lọi, tìm tòi những thứ mới mẻ. Chính vì thế, khi có những vật gây ấn tượng, trẻ sẽ cố gắng nắm lấy, kéo tới mình để nếm, chạm vật đó.

Hiểu được điều này, người lớn chúng ta luôn phải để ý và cất dấu các vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Để xa các vật ấy ngoài tầm với của trẻ.

Đặc biệt để ý trẻ mọi lúc mọi nơi khi có các vật dụng có thể gây bỏng trẻ như: bếp lửa, bàn ủi, ổ cắm điện, bật lửa, bình thủy nước nóng, nồi cơm….

Vết thương bỏng sẽ gây tổn hại đến sức khỏe kèm theo những đau đớn cực kỳ. Với những ca bỏng nặng, quá trình điều trị thường kéo dài rất lâu, dẫn đến những đau khổ không chỉ cho đứa trẻ mà còn cả gia đình và cộng đồng.

Bỏng ở trẻ em chiếm tỷ lệ rất cao từ 40 – 60%. Lứa tuổi hay bị bỏng là từ 1 – 6 tuổi. Trẻ nhỏ dưới 02 tuổi có diện tích vết thương bỏng của từng phần khác với trẻ em lớn hơn. Da mỏng hơn và các đặc điểm sinh lý khác là lý do làm cho tỷ lệ tử vong và bệnh lý cao hơn.


Xử lý khi trẻ bị bỏng như thế nào?

Sơ cứu trẻ bị bỏng đúng cách

Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra các khuyến nghị chi tiết về sơ cứu đối với vết thương bỏng. Việc áp dụng nước lạnh vào vết thương có nhiều lợi ích bao gồm giảm đau, giảm tổn thương tế bào, cải thiện vết thương và giảm hình thành sẹo.

Một điều tra ở Ấn Độ đã phát hiện chỉ có 22,8% bệnh nhân đã được sơ cứu ban đầu thích hợp khi bị bỏng. Số còn lại hoặc không được sơ cứu ban đầu hoặc được điều trị không thích hợp – như trứng sống, thuốc đánh răng, khoai tây nghiền hoặc xoa dầu vào vết bỏng.

Ở Việt Nam, một nghiên cứu đã so sánh trẻ em được làm mát ngay bằng nước sau khi bị bỏng, với những trẻ em không được làm mát. Kết quả là những trẻ em được sơ cứu đúng cách sau đó cần ghép mô ít hơn 32%.


Những bước sơ cấp cứu bỏng trẻ em:

Bước 1 – STOP:

Loại bỏ tất cả nguồn gây ra nhiệt kể cả quần áo, trang sức… Dập tắt lửa nếu bỏng do lửa. Tắt nguồn điện nếu bỏng do điện. Loại bỏ chất gây cháy và tưới nước vào. Chú ý khi trẻ bị bỏng chỗ quần áo che thì cần cắt bỏ quần áo chứ không cố gắng cởi quần áo ra.

Bước 2 – COOL:

Làm mát vết bỏng bằng nước sạch trong vòng ít nhất 20 phút. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước mát đắp lên vết thương, liên tục thay khăn vài phút một lần. Cố gắng thực hiện các biện pháp này kể cả nếu bé khóc lóc, chống đối.

Không dùng đá lạnh, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau nếu cần.

Bước 3 – COVER:

Sử dụng băng vết thương, quần áo sạch che phủ tạm thời vết thương. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Bỏng trẻ em - Nguyên nhân và cách xử lý
Thực hiện các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng đúng cách, đánh giá mức độ vết bỏng và chăm sóc vết bỏng phù hợp với từng mức độ. (Ảnh: internet)

Đánh giá mức độ của bỏng của trẻ

Trong một số nghiên cứu, các vị trí bị bỏng phổ biến nhất được báo cáo như sau:

  • Do bỏng nước: phần thân và các phần phía trên;
  • Do bỏng liên quan đến lửa: các bộ phận phía dưới;
  • Do bỏng tiếp xúc: hai bàn tay, các ngón tay.
  • Do bỏng điện: có thể có ít các bằng chứng bên ngoài của bỏng nhưng mức độ tổn hại lớn ở bên trong. Các em nhỏ cắn hoặc ngậm dây dẫn điện có thể bị bỏng miệng hoặc môi. Những vết bỏng đó có thể gây ra những dị hình thẩm mỹ và ngăn cản quá trình phát triển của răng, hàm dưới và hàm trên.
  • Do bỏng hóa chất: chỗ bị bỏng phụ thuộc vào việc hóa chất đó được nuốt vào, bắn vào hay hít phải
ĐỘ SÂUNGUYÊN NHÂNBỀ MẶT | MÀU SẮCCẢM GIÁC ĐAU
Viêm cấp tính da do bỏng
(Superficial)
Mặt trời, đèn, bỏng nhẹ do nước nóngDa khô, đỏ, phù nề, đau rátĐau
Bỏng biểu bì
(Superficial Partial thickness)
Bỏng do nước nóngNốt phỏng chứa dịch màu vàng nhạt; đáy nốt phỏng màu vàng ánh, ướt, có dịch xuất tiết, đây là lớp tế bào mầm của biểu bì còn nguyên vẹn phần lớnĐau, rát
Bỏng trung bì
(Deep Partial thickness )
Bỏng nước, bỏng do tiếp xúc lửaNốt phỏng vòm dày, dịch nốt phỏng đục, màu hồng; đáy nốt phỏng màu đỏ, tím sẫm hoặc trắng bệch hay màu xám; đám da bị hoại tử thường là hoại tử ướtMất cảm giác đau
Bỏng toàn bộ lớp da
(Full thickness)
Bỏng lửa, bỏng nước nghiêm trọngCác lớp biểu bì, trung bì, hạ bì đều bị tổn thương

Hoại tử ướt hình thành khi nhiệt độ trong lớp da bị bỏng tới 50 – 58 độ C, da trắng bệch hoặc đỏ xám hay chỗ trắng, chỗ xám; sờ thấy mịn ướt, gồ cao hơn vùng lân cận; chung quanh là viền sung huyết, phù nề rộng.

Hoại tử khô được hình thành khi nhiệt độ trong lớp da bị bỏng tới 65 – 70 độ C trở lên; da bỏng khô, chắc, màu đen hoặc đỏ hay vàng sẫm, qua đó có thể thấy rõ hình lưới tĩnh mạch ở dưới da; quanh đám hoại tử khô là một viền hẹp da màu đỏ, nhìn kỹ thấy hoại tử như lõm xuống, sờ cứng và thô ráp, da hoại tử khô có thể bị nhăn nhúm hoặc nức nẻ, mất cảm giác.
Mất cảm giác đau
Bảng đánh giá mức độ bỏng ở trẻ em

Chăm sóc vết bỏng phù hợp với từng mức độ

  1. Viêm cấp tính da do bỏng: Lô hội (nha đam) rất tốt trong điều trị bỏng nhẹ
  2. Bỏng biểu bì: Việc điều trị phức tạp hơn. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là một số gợi ý:
    • Bôi kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏng. Đây là loại kem kháng khuẩn rất hiệu quả trong làm lành vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
    • Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng. Nếu không thay băng thường xuyên, các mô hạt mới hình thành có thể mọc xuyên qua khe hở của các loại băng gạc thông thường, gây bám dính, tổn thương da và khiến vết thương lâu lành.
    • Kéo căng da để phòng ngừa vết bỏng co rút và làm hạn chế vận động. Thông thường, khi da bị bỏng, phần da lành xung quanh bắt đầu co cụm lại, o ép vùng da bị bỏng. Hãy thực hiện các bài tập kéo căng vùng da xung quanh vết bỏng khoảng 10 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 phút.
  3. Bỏng trung bì hay bỏng toàn phần: Nhất thiết phải đi khám bác sĩ, không tự điều trị tại nhà.

Lưu ý:

  • Bỏng ở trẻ em là bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong.
  • Da của trẻ chưa đạt được độ dày như của người lớn, vì vậy trẻ bị bỏng nhanh hơn.
  • Chỉ cần 5 giây là nước nóng 60 độ C có thể khiến bé bị bỏng độ 3.

Những hậu quả trên trẻ em bị bỏng

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, bỏng có thể đe dọa đến tính mạng các em do mất nước, mất điện giải, sốc bỏng, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn máu, suy giảm miễn dịch… Thêm vào đó, hậu quả về lâu dài do bỏng để lại lên bản thân trẻ và gia đình là không nhỏ.

Sau khi điều trị, trẻ còn có thể gặp một số di chứng nặng nề về thẩm mỹ cũng như về tâm thần, ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu bài học chậm hơn so với các bạn và với chính bản thân mình.

Về thể chất, nếu không được tư vấn và điều trị đúng cách, các di chứng ở trẻ sau bỏng sẽ nặng nề hơn so với người lớn do cơ thể các em đang trong giai đoạn phát triển, trong đó đáng chú ý là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo.

Nếu trẻ có sẹo co kéo ở ngực sẽ khiến ngực không phát triển làm cho lồng ngực bị hẹp lại, thể tích phổi không phát triển được. Nếu trẻ bị sẹo co kéo ở khớp không chỉ gây mất vận động mà còn có thể gây biến dạng xương. Khi trẻ bị sẹo ở cổ có thể gây co kéo cổ làm lệch cột sống.

Thời gian điều trị bỏng cho trẻ kéo dài khoảng 2-3 tuần hoặc dài hơn tùy thuộc vào diện bỏng và mức độ bỏng, nhưng sau khi điều trị phải tiếp tục duy trì sự theo dõi trong 2 năm sau đó, vì thời gian này, sẹo và cơ thể trẻ vẫn phát triển sẽ dần hình thành các rối loạn do sẹo gây ra.

Tuy nhiên, có những trường hợp phải xử trí ngay như những sẹo co kéo ở mắt, miệng, khiến mắt không nhắm được và miệng không mím được. Do thời gian điều trị thường kéo dài nên gánh nặng về tài chính cho việc chữa chạy chấn thương do bỏng cũng khá lớn.

Bỏng trẻ em - Nguyên nhân và cách xử lý
Bỏng gây ra những hậu quả to lớn đối với thể chất và tinh thần ở trẻ em

Băng vết thương Molnlycke – Bước đột phá chăm sóc và điều trị vết thương bỏng

Với 30 năm hình thành và phát triển, công nghệ Safetac độc quyền của mãng Molnlycke có khả năng giải quyết được những thách thức và đáp ứng các yêu cầu cho việc hỗ trợ điều trị vết thương bỏng ở trẻ em.

Những yêu cầu ở băng vết thương bỏng dùng cho trẻ em

Vì da trẻ nhỏ rất mỏng manh và khả năng chịu đựng đau của các em rất thấp so với người trưởng thành nên mọi hoạt động liên quan đến điều trị phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng, nâng niu.

Khi bỏng ở mưc độ cao, vết thương bỏng cần được bảo vệ và tránh nhiễm trùng để quá trình chữa lành diễn ra nhanh chóng. Băng giúp che đậy, chống vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, thấm hút các dịch tiết hiệu quả.

Ngoài ra, tiêu diệt vi khuẩn có trong vết thương cũng rất quan trọng, mặc dù thuốc kháng sinh có thể làm điều đó nhưng vấn đề kháng kháng sinh cũng ảnh hưởng phần nào đến tác dụng của nó.

Vì lý do đó, hiện nay, các bác sĩ lâm sàng khuyên dùng băng vết thương có khả năng kháng khuẩn, chúng thường được tẩm bạc (Ag) – một chất kháng khuẩn hiệu quả, song song với sử dụng kháng sinh.

Tóm lại, băng điều trị bỏng cho trẻ cần những điều sau:

  • Giảm đau khi thay băng
  • Khả năng kháng khuẩn tốt
  • Thời gian lưu lại băng lâu
  • Băng có thể dễ dàng tháo ra mà không làm tổn thương tế bào lành.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình lành vết thương.
Thang điểm đau của việc thay băng trên các loại băng khác nhau

Công nghệ Safetac – giảm đau, giảm tổn thương hiệu quả cho vết thương bỏng

Công nghệ Safetac được kết hợp với tấm foam tẩm bạc (Bạc Sulfate) để tạo ra các loại băng vết thương: Mepilex Ag, Mepilex Border Ag và Mepilex Transfer Ag được áp dụng cho điều trị và chăm sóc vết thương cấp và mãn tính, đặc biệt là vết thương do bỏng.

Những loại băng này có khả năng giải phóng ion bạc liên tục trong 7 ngày và tiêu diệt 99.9% tất cả vi khuẩn, mỗi lần giảm đến log4 số lượng vi khuẩn.

Với những tính năng ưu việt, băng với công nghệ Safetac mang lại những giá trị tích cực trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, để sự ám ảnh và đau đớn khi sử dụng băng truyền thống không còn tiếp diễn đặc biệt là ở trẻ em.

Đây là điều mà chúng tôi luôn hướng đến cho mỗi sản phẩm của mình.

Bảng so sánh hàm lượng phân tử bạc (Ag) giải phóng ra vết thương trên các loại băng gạc khác nhau.

Bằng chứng lâm sàng

Bệnh nhi bỏng toàn thân được chăm sóc vết thương bằng băng dán truyền thống, mỗi lần thay băng vết thương gây ra đau đớn và chảy máu rất nhiều.

Sau khi được chăm sóc bằng băng vết thương Mepilex Ag, vết thương đã không còn chảy nhiều máu khi thay băng, bề mặt vết thương khô thoáng và giảm sự đau đớn cho bệnh nhi nhiều lần.

Bỏng Trẻ Em - Bằng chứng lâm sàng

Công nghệ Safetac hiệu quả trong việc giảm đau và tổn thương vì :

  • Dính nhẹ nhàng các bề mặt khô, như da, nhưng không dính vào bề mặt ẩm ướt, như vết thương hở
  • Tháo băng không đau và không đe dọa đến các mô mới đang phát triển.
  • Băng với công nghệ Safetac có đặc tính sau:
    • Mềm và bo sát đường nét cơ thể.
    • Có thể gỡ ra và điều chỉnh mà không mất khả năng dính.
    • Lưu băng tại chỗ nhiều ngày tùy theo tình trạng vết bỏng.
    • Có thể cắt thành nhiều kích thước phù hợp tổn thương.
    • Dễ dàng áp dụng.
Bảng so sánh hiệu quả giữa băng dính truyền thống & Băng có công nghệ Safetac

Sử dụng băng vết thương Molnlycke cho vết bỏng

1. Bỏng bề mặt chỉ có ban đỏ

Có thể điều trị mà không cần mang băng. Ở trẻ sơ sinh có xu hướng phồng rộp hoặc trầy xước, có thể dùng băng bảo vệ ít chất dính (ví dụ: Mepitel ™ + Melolin ™) sau đó dùng băng thứ cấp.

2. Bỏng một phần độ dày da

  • Làm sạch vết thương bỏng và bề mặt xung quanh bằng nước hoặc nước muối và để khô.
  • Đối với vết bỏng vừa phải, dùng loại băng ít dính (ví dụ: BactigrasTM + Melolin™ hoặc Mepilex-Ag)
  • Đối với vết bỏng rộng hơn hoặc sâu hơn, nên sử dụng băng gạc có độ dính thấp và chứa bạc để kháng khuẩn (ví dụ: Mepilex Ag)

Tài liệu tham khảo

  • Tengvall O et al. Memories after burn injury – The patient’s experience. Journal of burn care & research Volume 31, Number 2.
  • White R. A Multinational survey of the assessment of pain when removing dressings. Wounds UK, 2008.
  • White R. Evidence for atraumatic soft silicone wound dressing to use. Wounds UK 2005.
  • Dykes PJ et al. Effect of adhesive dressings on the stratum corneum of the skin Journal of
  • Wound Care, 2001.
  • Silverstein, P., Heimbach, D., Meites, H., et al. An open, parallel, randomized, comparative, multicenter study to evaluate the cost-effectiveness, performance, tolerance, and safety of silver-containing soft silicone foam. J Burn Care Res 2011; 32(6): 617-626
  • Patton, M.L., Mullins, R.F., Smith, D., Korentager, R. An open, prospective, randomized pilot investigation evaluating pain with the use of a soft silicone wound contact layer vs bridal veil and staples on split-thickness skin grafts as a primary dressing. Journal of Burn Care and Research 2013; Jun 28 [Epub ahead of print]
  • Gotschall C.S et al. Prospective, randomized study of the efficacy of Mepitel on children with partial-thickness scalds. Journal of Burn Care & Rehabilitation 1998
  • https://benh.vn/bong-o-tre-em-4144/
  • https://www.rch.org.au/clinicalguide/guideline_index/Burns/
  • http://benhvien108.vn/xac-dinh-muc-do-va-xu-tri-dieu-tri-bong.htm

Tổng hợp & Biên dịch: Thu An

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0349 349 345
Chat ngay
Scroll to Top