Site icon Tân Mai Thành Medical

Đo dung lượng phổi như thế nào?

Bạn có biết rằng tổng dung tích tối đa của phổi khoảng 6 lít không? Nó khoảng 3 chai soda cỡ lớn.

Thông thường, đàn ông có dung tích phổi lớn hơn phụ nữ. Lúc nghỉ ngơi, phổi đàn ông có thể giữ khoảng 1,5pt khí (khoảng 0,85 lít) trong khi phổi của phụ nữ giữ được khoảng 0,6pt đến 0,8pt (0,34 lít đến 0,45 lít) tuy nhiên hầu hết chúng ta không sử dụng hết toàn bộ dung tích của phổi.

Bắt đầu từ 30 tuổi dung tích phổi tự nhiên của bạn sẽ giảm dần theo độ tuổi, tới 50 tuổi dung tích phổi của bạn có thể giảm xuống còn 50%. Điều này có nghĩa khi bạn càng lớn tuổi thì phổi càng khó khăn trong việc thở và giữ khí.

Có một vài thay đổi tự nhiên của cơ thể như già đi có thể dẫn đến giảm dung tích của phổi cũng như cơ của cơ hoành bị yếu đi. Mô phổi là bộ phận giúp giữ cho đường thở của bạn mở có thể mất tính đàn hồi, điều đó có nghĩa đường thở của bạn có thể nhỏ hơn. Ngoài ra, xương lồng ngực của bạn có thể thay đổi và trở nên nhỏ hơn làm thu nhỏ không gian giãn của phổi.

Dung tích phổi dự đoán sức khỏe và tuổi thọ, một nghiên cứu kéo dài 29 năm (1) đã kết luận rằng chức năng của phổi là một yếu tố dự báo dài về tử vong do hô hấp và nên được sử dụng như một công cụ để đánh giá sức khỏe tổng quát.

Thực hiện kiểm tra đo chức năng hô hấp là cách tốt nhất để đo lường chức năng của phổi. Đo chức năng hô hấp là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra chức năng của phổi và kiểm tra khả năng hô hấp. Kiểm tra này đo lường lượng khí phổi bạn hít vào và thở ra cũng như khả năng bạn thổi khí ra khỏi phổi nhanh và dễ dàng như thế nào.

Kiểm tra này có thể chẩn đoán các vấn đề như hen suyễn, COPD hoặc có thể hoàn thành kiểm tra chức năng phổi trước khi phẫu thuật. Bạn cũng có thể thực hiện đo chức năng hô hấp nếu như bạn đang được điều trị bệnh phổi mãn tính như COPD, hen suyễn hoặc xơ phổi để xác định xem bệnh của bạn cải thiện hay tệ đi và liệu bạn có đang sử dụng đúng thuốc. Đo chức năng hô hấp có thể được thực hiện ở phòng khám hoặc trong phòng kiểm tra chức năng phổi đặc biệt.

Đo chức năng hô hấp là đo lường 2 nhân tố chính: FVC (thể tích khí thở ra tối đa khi gắng sức) và FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên). Bác sĩ của bạn sẽ xem những thông số này và một số thông số kết hợp như tỉ lệ FEV1/FVC. Nếu bạn có tắc nghẽn ở đường thở thì lượng khí bạn có thể thổi ra khỏi phổi nhanh chóng sẽ giảm, tương đương với nó thì giá trị FEV1 và tỉ lệ FEV1/FVC thấp hơn.

Trong quá trình kiểm tra, bạn nên ngồi thẳng lưng, dùng kẹp mũi và bạn được cung cấp ống ngậm miệng kết nối với máy đo chức năng hô hấp. Bạn phải ngậm chặt xung quanh ống ngậm miệng (không cắn) và hít vào thở ra bằng miệng theo từng phương pháp đo cụ thể, bài kiểm tra có thể được lặp lại ít nhất 3 lần để lấy kết quả tốt nhất.

Máy đo chức năng hô hấp sẽ cung cấp cho bác sĩ của bạn thông tin về tại sao bạn ho, khó thở hoặc hơi thở không đều và giúp bạn chẩn đoán các vấn đề của phổi. Sau khi đo bạn có thể quay về hoạt động thường ngày của mình.

Giảm chức năng phổi là một phần của quá trình lão hóa nhưng bạn có thể giữ gìn sức khỏe bằng việc thực hiện các điều sau: thường xuyên hoạt động (tập thể dục), tránh khói thuốc lá và tiêm phòng đầy đủ để bạn có thể bảo vệ phổi của bạn.

Biên dịch: Hồng Thắm
Nguồn: idsmed

Exit mobile version