Site icon Tân Mai Thành Medical

Quá trình hình thành sẹo và giải pháp điều trị sẹo hiệu quả

dieu tri seo

Tổng quan

Có thể nói, sẹo là dấu vết để lại sau quá trình lành vết thương tự nhiên. Ngoại trừ những tổn thương rất nhỏ, còn lại mọi vết thương (ví dụ: sau khi tai nạn, bệnh lý hoặc phẫu thuật) đều để lại sẹo.

Khi bị thương, da sẽ trải qua 4 giai đoạn: cầm máu, sưng viêm, tăng sinh và tái tạo.

Hình dáng của sẹo và cách chữa trị sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ sâu, kích cỡ, vị trí của vết thương; cũng như độ tuổi, gen, giới tính của người bị thương.

Sẹo làm mất tính thẩm mỹ và có những triệu chứng gây ngứa, đau, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm, ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày; từ các di chứng tâm lý này dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Đặc biệt trong nền kinh tế và xã hội đang phát triển, nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày một tăng, những vết sẹo sẽ trở thành mối quan tâm của họ, nhất là sẹo ở những vị trí mà quần áo không thể che.


Quá trình lành vết thương

Có 4 giai đoạn của quá trình lành vết thương.

  1. Giai đoạn cầm máu (nếu có): Da phản ứng trước 2 nguy cơ: mất máu, và rào chắn vật lý của biểu bì đã bị mở ra. Trong quá trình co mạch, các mạch máu thắt lại để giảm mất máu, cả hai mối nguy sẽ được ngăn chặn bằng máu đông. Một protein gọi là huyết tơ sẽ tạo một mạng lưới ở phía trên để ngăn máu chảy ra ngoài, và ngăn vi khuẩn hoặc mầm bệnh chui vào trong.  Khi vết thương quá sâu hoặc chạm vào các mạch máu lớn, các yếu tố đông máu này không kịp hình thành các cục máu đông vì vậy cần áp dụng các cách ngăn sự cháy máu từ bên ngoài như băng gạc, ga rô.
  2. Giai đoạn sưng viêm: Khi vết thương chuyển thành màu đỏ sau khoảng 3 giờ, đó là dấu hiệu của giai đoạn sưng viêm. Khi đã cầm máu và đã che chắn bề mặt, cơ thể gửi các tế bào đặc biệt đến chống lại các mầm bệnh đã chui vào. Một trong các tế bào quan trọng là bạch cầu, nó ăn các vi khuẩn và các mô tổn thương trong một quá trình gọi là thực bào để tạo ra môi trường hỗ trợ giúp tăng tốc hồi phục. 
  3. Giai đoạn tăng sinh.
    • Tăng sinh nguyên bào sợi: Bạch cầu giảm số lượng nhanh chóng thay thế vào đó là nguyên bào sợi.
    • Hình thành mô liên kết: trong quá trình tăng sinh, nguyên bào sợi kết hợp với collagen hình thành chất nền mô liên kết.
    • Hình thành mao mạch: Từ hoạt động của bạch cầu và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành các tế bào nội mô và các mầm mao mạch, tạo ra hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương.
    • Tăng sinh biểu mô:  quá trình tăng sinh biểu mô được xem là quá trình then chốt của quá trình lành vết thương.
    • Liền vết thương: các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.Ở giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người cũng như chế độ ăn uống. Nếu thiếu collagen thì gây ra sẹo lõm, nếu sản xuất thừa collagen thì gây ra sẹo lồi.
  4. Giai đoạn tái tạo: Giai đoạn này bắt đầu ngay khi quá trình liền vết thương diễn ra. Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô. Nó sẽ kéo dài đến tận 2 năm. Quá trình này hoạt động mãnh liệt nhất khoảng 40-60 ngày, là giai đoạn quyết định kích thước và hình dáng của sẹo.

Qua thời gian, các mô mới có thể lấy lại 50-80% các chức năng khỏe mạnh vốn có, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và chức năng của nó. Nhưng vì da không được tái tạo hoàn toàn, sẹo vẫn là một vấn đề lớn đối với các bác sĩ khắp thế giới.


Quá trình hình thành sẹo

Trong giai đoạn tăng sinh, collagen được sản xuất bởi fibroblast. Những tế bào mới co lại và đóng miệng vết thương. Thế nhưng việc tăng sinh collagen không thể kiểm soát. Nếu thiếu collagen thì gây ra sẹo lõm. Nếu sản xuất thừa collagen thì gây ra sẹo lồi. Các tế bào mới này cũng không chứa tuyến mồ hôi, nang lông hoặc lớp da bảo vệ tuyến bã nhờn. Bởi vì điều này, kết cấu của chúng thường mịn hơn, không giống phần da bình thường và có thể rất ngứa.

Khi vết thương đóng, nước vẫn tiếp tục bốc hơn nhanh hơn qua vết sẹo và có thể mất đến 1 năm để trở về trạng thái trước đó. Việc mất nhiều nước ở biểu bì dẫn đến giải phóng các cytokine kích hoạt các tế bào da sản xuất collagen dẫn đến hình thành sẹo quá mức. Vì vậy, sự mất nước của da là chìa khóa cho việc ngăn ngừa và điều trị sẹo.


Các loại sẹo

Dựa vào màu sắc và hình dáng, sẹo được phân loại thành:

Sẹo phì đại và sẹo lồi

Sẹo lồi và sẹo phì đại là kết quả của sự tăng sinh tại chỗ nguyên bào sợi và sản xuất collagen quá mức trong quá trình lành vết thương.

Sẹo được xếp theo cấp độ từ 1 đến 4 như trong bảng sau:

Xếp loại Đặc điểm
I (Bình thường) Phẳng, mềm, màu sắc bình thường
II (Phì nhẹ) Nhô lên nhẹ, hơi cứng, màu từ hồng sáng đến hồng đậm
III (Phì đại) Nhô cao (trong vùng vết thương), cứng, màu từ hồng đậm đến đỏ đậm
IV (Sẹo lồi) Nhô lên rất cao, rộng hơn bờ vết thương, rất cứng, màu từ đỏ đến nâu

Quản lý vết sẹo

Bằng cách tránh ánh nắng mặt trời, sử dụng kem dưỡng ẩm, dùng băng vết thương giữ độ ẩm như silicone gel, dinh dưỡng phù hợp, áp dụng phương pháp điều trị vật lý như xoa bóp bằng tay, vật lý trị liệu để giúp phòng ngừa hình thành sẹo.

Độ ẩm làm tăng lượng nước có trong da. Băng dán vết thương có silicone giúp giảm lượng nước bốc hơi qua da và phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ của nó.

Các loại điều trị sẹo bao gồm:

Mặc dù có một số phương thức điều trị để điều trị sẹo, nhưng không có phương pháp điều trị nào có hiệu quả ở tất cả bệnh nhân. Hơn nữa, không có hướng dẫn có sẵn được đưa ra để điều trị cho tất cả các loại sẹo lồi hay sẹo phì đại.


Cơ chế hoạt động của tấm gel silicone

Lớp biểu bì có thể mất khoảng 2 tuần để tái tạo đầy đủ ở các vết thương mất toàn bộ độ dày, (full-thickness wound). Trong khoảng thời gian này, can thiệp vào sự phát triển của sẹo sẽ có ít hoặc không có tác dụng, vì một lượng collagen cao được yêu cầu trong giai đoạn chữa lành này.

Sau giai đoạn này, lớp sừng mới cho phép mất nước ở mức độ cao bất thường. Sự mất nước của lớp sừng này báo hiệu Keratinoctyes sản xuất ra cytokines, là tín hiệu cho các nguyên bào sợi tổng hợp và giải phóng collagen.

Các collagen mới được hình thành đổ xô đến vị trí sẹo và là nguyên nhân của nhiều đặc tính vật lý và thẩm mỹ không mong muốn liên quan đến sẹo.

Áp dụng tấm gel silicone mô tả đặc tính che lấp của lớp sừng, bình thường hóa quá trình ngậm nước (hydration) của vùng sẹo, ức chế việc sợi nguyên bào sản xuất các tế bào collagen thừa.

Mặc dù cơ chế hoạt động của các sản phẩm gốc silicone trong điều trị sẹo chưa được xác định hoàn toàn, nhưng có nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy chúng có tác động đáng kể đến việc cải thiện sẹo lồi và sẹo phì đại.

Việc tăng nhiệt độ của bề mặt da có thể được đề cập vì bề mặt da của vết sẹo phì đại dưới tấm gel silicone tăng 1.7oC. Sự gia tăng nhiệt độ làm tăng đáng kể hoạt động của enzyme collagen (collagenase) dẫn dến collagen sản xuất ra bị phá vỡ hạn chế sự tăng sinh quá mức.

Người ta cũng đề xuất rằng điện trường âm (negative static electric) được tạo ra do ma sát giữa tấm gel silicone và da có thể sắp xếp lại collagen và dẫn đến sẹo được thu nhỏ.

Tấm gel silicone có khả năng cải thiện sự che lấp và ngậm nước của da cho nền vết thương. Tác động này hỗ trợ lớp sừng mới hình thành và duy trì mức nước tối ưu.

Nếu lớp sừng bị mất nước, nó sẽ tạo tín hiệu cho keratinocytes trong lớp biểu bì sản xuất cytokines, cytokines khiến cho nguyên bào sợi sản xuất một lượng dư collagen để giữ nước cho lớp sừng.

Chính bởi quá trình này mà các thuộc tính không mong muốn của sẹo phì đại phát triển. Tấm gel silicone mô phỏng sự cân bằng của lớp sừng, cung cấp một mức độ che phủ giống như da thường, việc này giải thích tại sao hoạt động của cytokine và nguyên bào sợi, sự hình thành collagen giảm đi đáng kể khi điều trị với tấm gel silicone, và sự ngậm nước của lớp sừng được bình thường hóa.

Điều đang chú ý là việc tháo ra nhẹ nhàng của tấm gel silicone giảm thiểu việc lột đi lớp sừng mới hình thành, đây cũng là tiềm năng điều trị của nó.


Giải pháp của chúng tôi

Mepiform® là miếng silicone với chất dính áp dụng công nghệ Safetac độc quyền của hãng Molnlycke; được thiết kế để xử lý cả sẹo phì đại và sẹo lồi mới hoặc cũ, ngoài ra cũng có thể sử dụng như phương pháp phòng ngừa hình thành sẹo.

Miếng dán trị sẹo Mepiform®

Cấu tạo và tính năng Mepiform

Mepiform có cấu tạo 2 lớp.

Lớp thứ nhất là lớp ép sợi viscose không dệt, mỏng và dai. Cùng với kích thước 4×30 cm và 10×18 cm, Mepiform thích hợp cho những vùng sẹo lớn và dài hoặc nó có thể cắt ra và sử dụng được nhiều lần đối với vết thương nhỏ.

Lớp này còn có màn bán thấm Polyurethane giúp Mepiform có thể tiếp xúc với nước và cho phép bốc hơi từ bên trong ra môi trường bên ngoài, thông thoáng cho vùng da điều trị. Mepiform có màu tiệp với da giúp hạn chế sự chú ý của người khác khi sử dụng. 

Lớp thứ hai là lớp dính có công nghệ Safetac, lớp này không dính vào vùng ẩm ướt nên khi vệ sinh vùng điều trị hay bôi thuốc nên để khô, sau đó mới dán Mepiform lên vùng này để đảm bảo độ dính của nó.

Với công nghệ Safetac độc quyền của hãng Molnlycke, Mepiform có chất dính không gây đau và tổn thương khi tháo băng. Lớp sừng và tế bào mới hình thành không bị bóc tách như các loại băng khác.

Mepiform có UPF mức 5, chống nắng và che chắn cho vùng da đang điều trị. Mepiform có thể sử dụng lại nhiều lần đến khi độ dính của nó không còn đảm bảo. Có rất nhiều bằng chứng lâm sàng chứng minh sự hiệu quả của Mepiform trong phòng ngừa và điều trị sẹo.


Chế độ điều trị của Mepiform

Để đạt được hiệu quả tối ưu nên bắt đầu điều trị sớm ngay khi vết thương được chữa lành. Mepiform nên được sử dụng 24 giờ/ ngày. Tấm silicone này dễ dàng sử dụng hơn vì có thể gỡ ra để kiểm tra và vệ sinh vùng điều trị, sau đó dán lại.

Điều này tiện lợi hơn so với sử dụng silicone dạng gel, bởi vì dạng gel cần áp dụng 2 lần/ngày rất khó cho người sử dụng cam kết dùng đúng chỉ định và ở những vùng vận động nhiều như tay, chân, bàn tay, ngón tay, … gel silicone có thể bị dính vào những chỗ khác nên không đảm bảo liều lượng cần dùng.

Trong điều kiện bình thường, Mepiform nên được thay đổi sau 7-14 ngày hoặc khi các đặc tính của chất dính không còn phù hợp (không thể dán được nữa). Mepiform không thấm nước và có thể sử dụng được khi tắm.

Nếu phát hiện úng da hoặc phát ban đỏ, loại bỏ băng và để da phục hồi cho đến khi triệu chứng biến mất, sau đó tiếp tục điều trị. Một số trường hợp có thể bị ngứa trong vài ngày đầu, do tác động của tấm silicone lên vùng điều trị, chúng ta cần theo dõi thêm. Nếu triệu chứng vẫn còn, ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể mất từ 3 tháng đến 1 năm hoặc hơn để giảm thiểu vết sẹo cũ, tùy thuộc vào tình trạng của mô sẹo. Để điều trị dự phòng, nên sử dụng Mepiform trong 2-6 tháng tùy theo tình trạng sẹo.

Bệnh nhân 53 tuổi bị tai nạn ô tô có một vết thương nhiễm trùng ở cẳng tay phải, có kích thước và độ sâu đáng kể. Khi chữa bệnh, phải áp dụng điều trị hiệu quả để điều chỉnh độ cứng, độ căng, rãnh, v.v … của vết sẹo. Điều trị bằng Mepiform bắt đầu sau khi biểu mô hóa hoàn toàn vết thương (2 tháng sau chấn thương). Việc thay băng được thay đổi cứ sau 10-12 ngày. Kết quả thật ngoạn mục, cả về chức năng và thẩm mỹ. Bệnh nhân đã trải qua gần tám tháng điều trị Mepiform.

Những phản hồi thường gặp

Hiệu quả

Nên cam kết điều trị từ 3 tháng đến 1 năm hoặc hơn đến khi bạn nhìn thấy sự tiến triển của vết sẹo. Tốt nhất là chụp hình từ ngày bắt đầu sử dụng và sau đó tiếp tục chụp hình mỗi tháng. Có những tiến triển nhỏ nhưng khó để nhận thấy khi bạn theo dõi vết sẹo mỗi ngày. Bạn cũng có thể đo chiều dài và chiều cao của vết sẹo. Mepiform tối ưu khi mang 24 giờ 1 ngày. Nó được đề nghị gỡ ra để kiểm tra và tắm rửa.

Chất dính

Khiếu nại về độ bám dính chủ yếu là do sử dụng trong điều kiện ẩm ướt, ví dụ: trong khí hậu ẩm hoặc bệnh nhân ra nhiều mồ hôi. Hãy chắc chắn rằng da khô và không có thuốc mỡ khi sử dụng Mepiform. Có thể sử dụng băng cố định như Mefix hay Tubifast. Không ngâm Mepiform trong nước quá lâu.

Giá

Ở hầu hết các thị trường, bệnh nhân phải chi trả để sử dụng Mepiform. Tuy nhiên, so sánh với các phương pháp trị sẹo khác, Mepiform không đắt. Nó có thể sử dụng lại nhiều lần và lâu dài. Có thể cắt thành nhiều hình dạng nên, nhiều miếng nhỏ để sử dụng nhiều lần.


Kết luận

Ba yếu tố hình thành sẹo là:

  1. Sự mất nước quá đà qua lớp sừng mới hình thành
  2. Sưng viêm còn lại ở lớp biểu bì
  3. Lượng collagen sản xuất nhiều ở lớp da sâu hơn.

Sau khi áp dụng sản phẩm có chứa silicone, như Mepiform, nó có những tác động hiệu quả đến việc ngăn ngừa hình thành sẹo bằng cách bổ sung lớp giữ ẩm cho da.

  1. Giảm mất nước, giữ nước cho tế bào mới
  2. Giảm sưng viêm
  3. Giảm hình thành collagen.

Mepiform là tấm silicone mềm phù hợp trong điều trị và ngăn ngừa hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại. Với lớp công nghệ Safetac giúp giảm đau và giảm tổn thương, nó cung cấp môi trường thích hợp và những điều kiện tốt nhằm thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.


Tài liệu tham khảo

Thu An

Exit mobile version