CÔNG TY TNHH TTB - DC Y KHOA TÂN MAI THÀNH
Chứng rối loạn nhịp tim và những dấu hiệu của nó
Theo những nghiên cứu gần đây bởi Hiệp Hội Y Tế Hoa Kỳ (AHA), rối loạn nhịp tim là nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh tim, gây ra hơn một phần tư triệu ca tử vong mỗi năm chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ.
Chứng rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là tình trạng các xung điện bất thường dẫn truyền qua tim, dẫn đến thay đổi nhịp tim, co cơ, loạn nhịp. Những thay đổi của nhịp tim có thể bao gồm thay đổi về nhịp đập, bất thường của nhịp tim hoặc sự rung của cơ tim. Chứng rối loạn nhịp tim được chia thành:
- Nhịp tim chậm
- Nhịp tim nhanh
- Nhịp tim bất thường (rung hoặc méo)
- Nhịp tim sớm (co thắt sớm)
Các biến chứng liên quan đến rối loạn nhịp tim
- Đột quỵ: Khi tim không bơm đúng cách có thể gây ra hình thành máu đông, nếu nó di chuyển đến động mạch não gây ra tắc nghẽn và đột quỵ. Đột quỵ có thể gây tổn thương não và gây ra tử vong.
- Suy tim: Nhịp tim nhanh kéo dài hoặc nhịp tim chậm có thể dẫn đến tim không bơm đủ máu đến cơ thể và các cơ quan. Điều trị bình thường có thể giúp cải thiện suy tim.
Sự quan trọng của phát hiện rối loạn nhịp tim và làm cách nào để phòng tránh nó?
Nhiều trường hợp tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim, sau khi xem xét thấy rằng có cảnh báo trước khi vấn đề nghiêm trọng xảy ra như đau ngực, ngất xỉu, hồi hộp hoặc co giật. Với những người xảy ra thường xuyên thì phải đi gặp bác sĩ và phải được chăm sóc bởi bác sĩ tim mạch.
Việc chậm trễ trong chẩn đoán rối loạn là nguyên nhân gây ra mất mát nhiều về sức khỏe và cuộc sống. Trong số 120.000 ca tử vong ở Anh do rối loạn nhịp tim hàng năm 80% có thể ngăn chặn được (theo Arrhythmia Alliance). Hàng ngàn người bị đột quỵ hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác, còn lại phải sử dụng thuốc với những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Theo AHA hơn 4 triệu người Mỹ mắc chứng rối loạn nhịp tim và ước tính 638.000 nhập viện là do tình trạng này.
Những tiến bộ gần đây trong phát hiện rối loạn nhịp tim
Các ứng dụng di động và theo dõi đang cải tiến các phương pháp tương tác với những bệnh nhân mắc và có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim. Trong thập kỷ qua, có những tiến bộ lớn ở cả thiết bị theo dõi cấy ghép và bên ngoài. Các màn hình theo dõi di động đã giảm kích thước, độ phức tạp và tăng không gian lưu trữ. Các màn hình theo dõi không dây khép kín tự dính vào ngực bệnh nhân có thể ghi và lưu trữ 1 đạo trình ECG lên tới 30 ngày.
Cải thiện về kích thước, dễ dàng sử dụng, phát triển các chức năng, độ chính xác và kéo dài tuổi thọ hơn sẽ thúc đẩy việc mở rộng sử dụng những màn hình theo dõi đạt hiệu quả tốt hơn so với chẩn đoán truyền thống.
Với việc tự động theo dõi và báo cáo giúp giảm số lần đi kiểm tra, cho phép chẩn đoán nhanh và điều trị rối loạn nhịp tim và lỗi thiết bị. Bác sĩ nhanh chóng đánh dấu những sự kiện có thể xảy ra mà không cần phải chờ đến lịch hẹn của bệnh nhân hay trong tình trạng khẩn cấp khi loạn nhịp tim đạt tới ngưỡng dẫn đến triệu chứng. Trong những nghiên cứu quy mô lớn, việc sử dụng màn hình theo dõi từ xa kết hợp những cải tiến đã giảm được tình trạng nhập viện của bệnh nhân.
Siêu âm tim đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh nhân mắc chứng nhịp tim nhanh trên thất (SVT). SVT cho thấy 10 – 20% những bệnh nhân tăng nguy cơ đột quỵ và đột tử do tim. Hầu hết SVT là loạn nhịp tâm nhĩ ở ASD và rung nhĩ ở những bệnh nhân đã trải qua quá trình Fontan và Fallot. Đánh giá loại cấu trúc bệnh, rối loạn chức năng thất và sự hình thành của huyết khối nhĩ có thể được thực hiện bằng siêu âm tin để xác định thời gian và phương pháp quản lý.
Trong một nghiên cứu của 154 bệnh nhân rung nhĩ (AF) được điều trị bằng cách triệt đốt bằng năng lượng sóng ở tần số radio (RF) qua ống catheter (RFCA) chỉ ra rằng sự kết hợp của dữ liệu lâm sàng và chức năng LA được đánh giá bằng siêu âm tim 3D dự đoán sự chuyển đổi nhịp tim thành công của AF trong nhịp xoang sau thủ thuật cắt bỏ đầu tiên cho AF. Nhịp tâm nhĩ trái được xác định bởi siêu âm tim theo dõi 2 hoặc 3 chiều là một yếu tố dự báo về tái phát rung tâm nhĩ sau khi cắt qua ống catheter theo các nghiên cứu gần đây
Phát hiện rối loạn nhịp tim bất thường bằng điện tâm đồ
Cách hiệu quả nhất để chẩn đoán rối loạn nhịp tim là sử dụng điện tâm đồ (ECG).Thực hiện kiểm tra ECG theo dõi những thay đổi trong điện áp xuất hiện trong một nhịp tim. Nó hữu ích trong việc đánh giá chức năng tim và cách tốt nhất để xác định được nguyên nhân gây nhịp tim không đều. Nếu có nghi ngờ rối loạn nhịp tim nhưng không thể hiện trên ECG, bạn có thể theo dõi ECG 24 giờ hoặc 7 ngày bằng thiết bị ở bệnh viện hoặc đeo tại nhà. Kiểm tra điện tim gắng sức chỉ ra cách phản hồi của tim bạn khi vận động hết sức, siêu âm tim có thể thấy bất thường về cấu trúc trong tim.
Theo bài báo về kỹ thuật điện được công bố thì thiết bị điện và dụng cụ đo đạc hỗ trợ và phân tích tín hiệu ECG để chẩn đoán bệnh thì cần thiết để chăm sóc số lượng lớn những người có bệnh về tim đạt hiệu quả. Dựa vào phức hợp QRS để phát hiện chính xác sự hình thành, các đặc điểm cơ bản và các thông số khác từ tín hiệu ECG. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phát hiện chính xác và tin cậy phức hợp QRS trong tín hiệu ECG.
Các thuật toán phát hiện QRS được phát triển cho đến nay có thể được chia thành 4 loại: (i) phương pháp cú pháp, (ii) phương pháp không cú pháp, (iii) phương pháp lai và (iv) phương pháp biến đổi.
Biên dịch: Hồng Thắm
Nguồn: AKAS